Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bầu Kiên: Đạo đức nghề nghiệp không cho phép chiếm đoạt tiền


Đầu phiên tòa chiều ngày 26/5, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng kết luận của cơ quan điều tra với hành vi của anh Huỳnh Quang Tuấn là sai. AnhTuấn không liên quan gì đến việc ra quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT).


Bầu Kiên: Đạo đức nghề nghiệp không cho phép chiếm đoạt tiền - Ảnh 1


“Bầu” Kiên coi bị cáo Yến như một người em


Khi được luật sư hỏi, bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến khẳng định Nguyễn Đức Kiên không chỉ đạo mình làm điều trái pháp luật. “Trong vụ việc với Hòa Phát, anh Kiên giao cho tôi làm công văn gửi cho ACB và ACBS đề nghị giải chấp 20 triệu cổ phiếu là lần duy nhất. Việc lập biên bản HĐQT và Nghị Quyết của ACBI không bị coi là lập khống.”


Cũng vậy, Nguyễn Đức Kiên tỏ ra thông cảm với cách trả lời của Yến trong bản cáo trạng. Bị cáo Kiên nói rằng Yến là bạn học của em gái từ bé, là học sinh của bố mẹ mình và coi Yến như em. Bởi vậy bị cáo sẽ “không đổ trách nhiệm cho Yến”. Tuy nhiên, Nguyễn Đức Kiên cho rằng: “ Yến chịu áp lực của CQĐT nên có chỗ không chính xác. Tôi nghĩ không cần phải chứng minh sự không chính xác đó, không phải đổ lỗi cho nhau.”


Tôi không tin ở Việt Nam có ai lừa được anh Long


Trong phần xét hỏi của luật sư, Nguyễn Đức Kiên một mực nói về tình bạn giữa mình và ông Long.


Bị cáo Kiên “thật thà” chia sẻ: “Tôi không tin rằng ở Việt Nam này có ai lừa được anh Long. Chúng tôi đã hợp tác với nhau nhiều dự án lên đến nhiều ngàn tỷ và chưa có tranh chấp bao giờ. Tôi tin vào năng lực quản trị của anh Long, với trách nhiệm là chủ tịch Hòa Phát, anh ấy có trách nhiệm nắm được các việc làm của cấp dưới. Tôi tin anh Long biết.”


Vào thời điểm ACBI góp vốn vào Hòa Phát, tôi là đại diện lớn thứ 2 góp vốn vào sau các cổ đông nước ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự điều hành của ban lãnh đạo Hòa Phát, tin anh Long như một người đồng cấp – Nguyễn Đức Kiên nói thêm.


Trả lời câu hỏi của luật sư, Nguyễn Đức Kiên đồng thời khẳng định: “Tôi kinh doanh gần 30 năm, tôi không có bất kì khoản vay cá nhân nào , vợ tôi cũng không có bất kì khoản vay cá nhân nào. Bởi vậy, tôi không có bất kì khó khăn tài chính nào”.


Có lẽ đó là lí do vì sao bị cáo Kiên nói rằng không có nhu cầu tiền để chiếm đoạt 264 tỷ. “Tôi không thiếu tiền để chiếm đoạt tiền của ai. Tôi không chiếm đoạt tiền của Hòa phát vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép tôi làm điều này”.


Không nhận trách nhiệm trong vụ việc liên quan đến công ty thép Hòa Phát, bị cáo Nguyễn Đức Kiên còn cho rằng: “Nếu anh Long không phải là bạn tôi, thì tôi có thể xác định ngay tôi là người bị hại trong vụ này”.


Ông Kiên đưa ra 2 lí do, thứ nhất: công ty cổ phần Thép Hòa Phát đã tự động xác nhận việc chuyển nhượng khi không đủ điều kiện; thứ 2: một thành viên Thép Hòa phát đã tự động xác nhận chuyển nhượng cổ phiếu của ACBI khi chưa chuyển tiền.


Vì là bạn bè, tôi không hề có ý kiến nào khác trong suốt 21 tháng mà chỉ nói trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ có sai sót rất nhỏ của anh Dương. Nếu không, tôi có quyền kiện một thành viên Thép Hòa Phát.


Đến khi bị bắt, hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và 2 bên đang thực hiện nghĩa vụ của mình.


Việc hoán đổi cổ phần với Hòa Phát không phải vì Nguyễn Đức Kiên có nhu cầu đầu tư mà do nhu cầu giúp đỡ bạn bè – ông Kiên trả lời trước tòa.


Tường Vy



Mời quý độc giả đọc báo qua RSS để có thêm nhiều thông tin hơn.




www.nguoiduatin.vn

Back to TOP