Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Vụ bà bán bún nghìn tỷ: 'Người thừa kế' liên tục vắng mặt


Theo tin tức trên báo Dân Trí, ngày 26/12, TAND TPHCM đã triệu tập nguyên đơn là phía ông Thạch Lai K (em trai bà Thạch Kim Ph) và bị đơn là con gái nuôi bà Ph - chị Thạch Hà Huệ L (SN 1987, ngụ Q.Tân Phú) đến tòa để hòa giải vụ tranh chấp 100.000 USD.


Luậtsư Nguyễn Tấn Thi cùng đại diện nguyên đơn có mặt tại tòa từ sáng sớm nhưng chị L tiếp tục vắng mặt với lý do bị bệnh, vì thế buổi hòa giải tiếp tục bị hoãn lại.


Theo đơn kiện của ông K (hiện sống ở Đức) thì vào năm 2008, ông có nhờ bà Ph đứng tên gửi dùm 100.000 USD vào một ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2011, bà Ph đột tử, sau đó người thừa kế tài sản của bà này là chị L có cam kết trả lại cho ông K số tiền trên, việc làm giấy cam kết có 2 người làm chứng. Thế nhưng chị L không trả lại tiền như đã giao kèo nên vào năm 2013, ông K làm đơn khởi kiện lên TAND TPHCM. Từ lúc nhận đơn đến nay tòa đã nhiều lần triệu tập chị L đến hòa giải nhưng chị này luôn có lý do để vắng mặt.


Vụ bà bán bún nghìn tỷ: 'Người thừa kế' liên tục vắng mặt - Ảnh 1


Mới đây, ngày 17/12, báo Lao Động đưa tin, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết theo nội dung hồ sơ dân sự sơ thẩm số 172/2013/TLST-DS mà TAND TP HCM đang thụ lý, nội dung vụ kiện là ông X (em ruột bà P.) kiện đòi bà L. (con gái nuôi bà P.) đòi số tiền 90.000 Euro (khoảng 2,4 tỷ đồng).


Tuy nhiên, sau khi thụ lý hồ sơ, tòa án đã triệu tập các bên liên quan để xét xử vào ngày 25/6, tòa đã hoãn vì bị đơn có đơn xin hoãn phiên tòa.


Đến ngày hôm qua (16/12), khi bên nguyên đơn có mặt tại TAND TP HCM theo “Giấy triệu tập” của TAND TP HCM, do thẩm phán Nguyễn Tấn Luận ký để tham gia đối chất, thì tòa án lại thông báo là đại diện bị đơn có đơn xin vắng mặt vì bị bệnh.


Do vậy, phiên đối chất lại không diễn ra, trong khi bên nguyên đơn không nhận được thông báo… hoãn!


Luật sư Nguyễn Tấn Thi cho biết khi tòa án đã hoãn xét xử một lần, lẽ ra tòa án phải ra quyết định xét xử và mở phiên tòa, nhưng nay lại ra quyết định đối chất là điều… bất thường. Cũng theo luật sư, trước đây tòa đã định ngày xét xử, tức là đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nay tòa lại triệu tập đối chất là quay lại thủ tục chuẩn bị xét xử…!


Bên cạnh đó, gia đình họ tộc bà P. còn cho biết, song song với vụ kiện đòi lại 90.000 Euro này - vì vào thời gian bà P. còn sống, gia đình có gửi số tiền này cho bà đem gửi ngân hàng (có giấy tờ bằng chứng) - còn có việc gia đình từng gửi cho bà P. 100.000 USD.


Hiện gia đình cũng đang kiện đòi số tiền này trong một vụ án khác. Ban đầu, khi bà P. mới chết, bà L. - con gái nuôi bà P. - có hứa trả lại những số tiền này, nhưng tìm cách tránh mặt, nên gia đình buộc kiện ra tòa.


Ngoài 2 vụ kiện đòi 90.000 Euro và 100.000 USD, thì ngày 7/11, gia đình bà P. đã kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND TPHCM về vụ kiện đòi lại ngôi nhà (trị giá khoảng 60 tỷ đồng).


Ngày 5/9/2012, ông Ph. (56 tuổi, ngụ quận Tân Phú, anh ruột bà P.) đại diện cho 6 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (anh em bà P.) đã làm đơn khởi kiện “Tranh chấp về di sản thừa kế” đối với con nuôi bà P. là bà L.


Trong đơn khởi kiện, ông Ph. cho rằng, căn nhà số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, hiện do bà L. quản lý (thừa kế từ bà P.), có diện tích đất gần 3.000 m2 và diện tích nhà gần 2.000 m2. Năm 1987, do mẹ ông Ph., bà P. … là bà Hà Kim L đã già yếu, cả gia đình thống nhất làm giấy ủy quyền tài sản này cho bà P. quản lý sử dụng, mà chưa phân chia tài sản (khi bà L chết).


Do vậy, căn nhà này là di sản thừa kế của toàn bộ con của bà Hà Kim L, chứ không phải một mình bà P. Ông Ph. đề nghị TAND TPHCM công nhận nhà, đất này là di sản thừa kế do bà Hà Kim L để lại, chưa chia và là tài sản chung của anh em ông Ph., bà Ph. …


Nhiều lần hòa giải không thành, ngày 7/11, TAND TPHCM đã trao Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Trong Quyết định này, bởi tại biên bản làm việc ngày 12/8, bị đơn là bà L. trình bày tài sản là do bà Ph đứng tên, không đồng ý là tài sản thừa kế của bà Hà Kim L.


Trong Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án cũng nêu yêu cầu công nhận nhà và đất nói trên là di sản thừa kế của bà Hà Kim L, không phải di sản của bà Thạch Kim Ph là tranh chấp di sản thừa kế, tính từ ngày 10/9/1990 đến ngày 6/9/2012 (ngày ông Phương gửi đơn khởi kiện), sau khi trừ thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/9/2006) đã hơn 10 năm, vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện.


Ngày 25/8, TAND TPHCM có văn bản 2370/TATP-THC yêu cầu nguyên đơn cung cấp văn bản của các đồng thừa kế của bà Hà Kim L cùng xác nhận là đồng thừa kế đối với tài sản là nhà và đất, nhưng nguyên đơn không cung cấp được. Vì vậy, không đủ điều kiện để không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.


Luật sư Nguyễn Tấn Thi - Trưởng Văn phòng luật sư Hoa Sen, đại diện theo ủy quyền của ông Phương cho biết: “Ông Ph. đại diện cho 6 anh em kiện con nuôi bà P. là kiện tranh chấp về di sản thừa kế, chứ không phải là tranh chấp thừa kế.


Đây là tài sản chung là đương nhiên vì mẹ bà P. đã làm giấy ủy quyền cho bà P. quản lý sử dụng, thì nhà đất này mặc nhiên là tài sản chung, chỉ ủy quyền cho bà P. đứng tên. Ông Ph. kiện ở đây là đòi lại quyền sử dụng nhà và đất chứ không phải kiện về phân chia tài sản. Phải khẳng định đây là vụ kiện tranh chấp về tài sản thừa kế”.


Luật sư Thi cho biết thêm về tình tiết rất mới và vô cùng quan trọng, đó là: “Trong quá trình thu thập chứng cứ tại tòa, đã phát sinh chứng cứ mới, trong hồ sơ nhận con nuôi của bà Ph nhận L. làm con nuôi, không có tên người giao cũng như nơi nào giao cô L. cho bà P. nuôi.


Đây là yếu tố quan trọng đối với hồ sơ xin nhận con nuôi. Theo cô L. khai thì bà P. nhận con nuôi là tại bệnh viện Hùng Vương, tuy nhiên theo xác minh của tòa án thì bệnh viện này cho rằng thời gian đã quá 20 năm, nên không còn lưu hồ sơ nữa”.


Như vậy, tại đây, đặt ra một vấn đề cực kỳ quan trọng, đó là L. được bà P. nhận làm con nuôi có hợp pháp hay không?


Theo gia đình ông Ph., ông cùng gia đình đã nộp đơn kháng cáo Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND TP HCM lên cấp TAND tối cao tại TP HCM. Đối với tình tiết mới về hồ sơ nhận con nuôi, gia đình ông Phương cũng cho rằng sẽ khởi kiện một vụ án khác, đó là vụ án con nuôi, để tòa án xem xét liệu bà L. có đủ cơ sở pháp lý là con nuôi của bà P. hay không?


Xem thêm Clip:









Như đã thông tin trước đó, bà L. là con nuôi hợp pháp của bà P. – người nổi tiếng với biệt danh “bà bán bún ngàn tỷ ”.


Đầu năm 2011, dư luận cả nước xôn xao về việc bà P. (66 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM) chuyên nghề làm bún bị đột tử để lại tài sản trên “1.000 tỉ” đồng.


Tháng 3/2011, bà P. đột ngột qua đời, không rõ bệnh, không di chúc. Con nuôi là L. (sinh năm 1987) là người thừa kế duy nhất của bà đang du học tại Đức. Hai người giúp việc tại nhà đã báo tin cho ông Ph.


Khi bà P. chết, căn phòng của bà bị khóa. Trước sự chứng kiến của Thừa phát lại quận Bình Thạnh, được sự đồng ý của các bên, anh trai bà P. đã mở khóa cửa ngoài, mở niêm phong cửa trong để vào phòng chứa két sắt.


Chiếc két sắt của bà Phấn cao khoảng 50 cm, rộng chừng 30 cm. Do két bị khóa, không có chìa nên khi kiểm kê tài sản, gia đình bà đã phải nhờ thợ đến phá. Két được chia thành 3 ngăn. Ngăn đựng giấy tờ nhà đất; ngăn đựng tiền mặt và gần 20 sổ tiết kiệm trị giá hàng trăm nghìn USD cùng nhiều tỷ đồng, thẻ hạng VIP của nhiều ngân hàng; ngăn cuối cùng đựng gần 100 cây vàng, nữ trang và đá quý được bà chủ quá cố chia thành các túi nhỏ.


Riêng về bất động sản, có hàng chục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Phấn ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, TP HCM. Riêng ở TP HCM, bà Phấn đã đứng tên hàng chục nghìn m2 đất ở các quận Tân Phú, Tân Bình. Trong đó cũng có giấy tờ của hơn 2.000 m2 tại Tây Ninh mang tên chị Huệ.


Ngoài những tài sản có giá trị lớn, bà Phấn còn lưu giữ cả những tờ bạc loại 200 đồng, 500 đồng và những đồng tiền xu. "Số này không nhiều giá trị. Có thể bà Phấn giữ lại làm kỷ niệm sau mỗi lần đi du lịch", ông Hùng nói.


Với khối tài sản khổng lồ, việc kiểm kê được các nhân viên Thừa phát lại tiến hành trong suốt một tuần. Hàng ngày, văn phòng phải huy động 6 nhân viên, 5 thư ký nghiệp vụ đến chứng kiến và ghi nhận lại toàn bộ thông tin, còn quá trình kiểm kê tài sản đều do những người trong gia đình bà Phấn thực hiện. Cứ sau mỗi ngày, tài sản được bỏ vào két sắt niêm phong lại rồi hôm sau tiếp tục kiểm kê.


"Từng lập rất nhiều vi bằng nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến một vụ việc nào có số lượng tài sản khổng lồ đến thế. Không chỉ tôi mà những người tham gia cũng rất ngạc nhiên vì người phụ nữ 66 tuổi này lại có khối tài sản lớn như vậy", đại diện văn phòng Thừa phát lại cho hay.


Trong căn phòng này, ngoài két sắt, còn có một số giấy tờ, hồ sơ để trên giường. Tài sản kiểm kê thu được 100 lượng vàng, tiền mặt VNĐ và 1 triệu USD, nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỉ đồng). Khối tài sản này phải đếm trong nhiều ngày mới xong. Hồ sơ thể hiện bà P. còn đứng tên chủ quyền nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Tây Ninh.


Toàn bộ tài sản này được để vào két sắt, niêm phong và chìa khóa phòng chứa két được giao cho thừa phát lại tạm giữ.



Kim Thành (Tổng hợp)



Mời quý độc giả đọc báo qua RSS để có thêm nhiều thông tin hơn.




www.nguoiduatin.vn

Back to TOP