Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Nhiều uẩn khúc trong vụ nữ sinh tử nạn giữ trưa nắng


Lá vàng khóc lá xanh


Kể từ khi cô bé Nguyễn Thị Vân (SN 1995) mất, nhà ông Nguyễn Phú Cát (ngụ tổ 4, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội) chưa một ngày nào được sống trong thanh thản. Hàng tuần, họ đều sang mộ con gái thắp hương.


Ông Cát xúc động: “Hôm đó và vào khoảng 12h, ngày 9/9/2012, khi tôi đang đi làm thì nhận được tin báo con gái tôi bị tai nạn và đã được đưa vào bệnh viện Vinmec Long Biên cấp cứu. Ngay lập tức, tôi thông báo cho vợ và con trai và chạy xe xuống đó. Lúc đó, vừa nghe tin do quá sốc, vợ tôi đã ngất lịm và phải đưa đi trạm xá”.


Cũng theo ông Cát, sau khi được sơ cứu ở bệnh viện Vinmec, do vết thương quá nặng, các bác sĩ đã chuyển Vân lên bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên, đến 18h15’, Vân đã tử vong do vết thương quá nặng. “Lúc ấy, nghe tin từ các bác sĩ, chân tay tôi rụng rời. Muốn vào ôm con gái mà chân không bước nổi. Tôi cứ lê mình dưới đất mà khóc không nên lời”, ông Cát đau lòng.


Bà Nguyễn Thị Hoài (mẹ Vân) rưng rưng nước mắt. Gần nửa năm qua, kể từ ngày con gái mất, chưa một đêm bà được ngủ ngon giấc. Nhiều khi, thành thói quen, bà ngủ dậy lao thẳng vào phòng con gái để gọi Vân dậy đi học. Tuy nhiên, khi cánh cửa mở ra, thấy căn phòng trống, bà lại đau lòng đến nỗi không thể bước thêm được. Nhiều khi ở nhà, nấu cơm xong, bà lại ngồi đợi bằng được Vân đi học về rồi ăn cùng. Nhưng, khi nhìn lên ban thờ, bà mới giật mình nhận ra, cô con gái bé bỏng đã ra đi mãi mãi, không bao giờ quay trở lại.



Nữ sinh Nguyễn Thị Vân lúc chưa bị nạn. Ảnh gia đình cung cấp.


“Sau ngày Vân mất, hơn một tháng trời, tối nào chồng tôi cũng đi xe ra ngoài mộ con để “nói chuyện”. Nhiều đêm ông ấy còn ngủ quên ở ngoài đó, sáng hôm sau mới lọ mọ về nhà", bà Hoài nói.


Những nghi vấn


Điều mà gia đình ông Cát cảm thấy khó hiểu chính, chính là thái độ thờ ơ của Công an quận Long Biên (Hà Nội) trước vụ việc.


Ông Cát cho biết, sau khi tai nạn xảy ra khoảng 30 phút, cơ quan công an có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, lúc đó, không ai biết lái xe tải hay ai đó đã đánh xe ra khỏi hiện trường ban đầu. Có thể do hành động đó mà những dấu vết thu được không được chính xác. Sau này, cơ quan công an đã lập biên bản tạm giữ các phương tiện liên quan: Ô tô tải BKS 29C – 163.57, một xe máy dung tích xi lanh dưới 50 phân khối (xe của nạn nhân Nguyễn Thị Vân) và 1 xe đạp.


Theo một nguồn tin mà gia đình ông Cát nhận được thì đúng đêm ngày xảy ra vụ tai nạn thương tâm đó (khoảng 0h30’ ngày 10/9/2012), Công an quận Long Biên đã cho phép công ty là chủ sở hữu xe ô tô tải đang tình nghi gây tai nạn bốc dỡ hàng hóa ra khỏi thùng xe. Sự việc này không có sự chứng kiến của Viện kiểm sát Nhân dân quận Long Biên và đại diện gia đình người bị hại. Theo nhân chứng là ông Phạm Thanh B. (bảo vệ trông giữ bãi xe) thì hàng hóa được đưa ra lúc đó bao gồm một chiếc tủ lạnh và một chiếc tivi.


“Tôi được biết, hành vi trên của Công an quận Long Biên là trái quy định của pháp luật. Bởi đó không phải là hàng hóa đông lạnh cần phải bốc dỡ ngay. Bên cạnh đó, lợi dụng quá trình chuyển hàng, người ta có thể tìm cách xóa dấu vết, gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Hơn nữa, sau này CQĐT và lái xe tải khẳng định, lúc vụ tai nạn xảy ra, trên xe tải chỉ có một người. Tuy nhiên, theo lời một nhân chứng, khi đó trên xe có hai người. Tôi đề nghị cơ quan công an xác minh lại những vấn đề trên”, ông Cát nói.


Sau khi vụ tai nạn xảy ra, gia đình nạn nhân đã đến gặp cán bộ thụ lý điều tra và nhận được câu trả lời sau 2 tháng sẽ có kết luận về vụ việc. Nhưng đến 4 tháng trôi qua, gia đình cũng không nhận được bất kỳ hồi âm nào. Quá bức xúc, gia đình ông Cát đã có đơn gửi Thanh tra Công an Hà Nội, Viện trưởng VKS quận Long Biên…thì ngày 15/3/2013, sau hơn 6 tháng im hơi lặng tiếng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên mới mời gia đình ông Cát thông báo về việc “không khởi tố vụ án hình sự” do không có dấu hiệu tội phạm trong vụ tai nạn nói trên.


Ông Nguyễn Đức Tĩnh, cán bộ thụ lý điều tra cho biết: “Đó là do nguyên nhân khách quan và đã báo cáo lãnh đạo”.


Ông Cát bình luận: Bản kết luận điều tra quá sơ sài và có nhiều mâu thuẫn như lái xe khai có phanh xe nhưng kết luận lại không nói rõ chỉ rõ dấu vết phanh như thế nào; một số nhân chứng gia đình cung cấp lại không được xác minh; kết luận nói nạn nhân bị chấn thương sọ não, trong khi đó tại phim chụp ở bệnh viện mà gia đình xem trước đó lại ghi “đa chấn thương vùng ngực”…


Trả lời báo Người đưa tin, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư Hà Nội) bình luận 'có nhiều điều cần phải làm rõ từ vụ tai nạn này'.


Theo luật sư An, thứ nhất, cơ quan công an phải xác định được ai đã đánh xe ra khỏi hiện trường. Rất có thể tài xế biết xe mình phạm luật đã đánh xe ra khỏi vị trí ban đầu thì sao? Thứ hai, nếu có việc công an quận Long Biên cho phép lái xe bốc xếp hang (tivi, tủ lạnh) ra khỏi xe mà không có sự chứng kiến của Viện kiểm soát quận, người nhà nạn nhân là hành vi vi phạm pháp luật.


"Một điều nữa, tôi được biết, trong vụ tai nạn trên có rất nhiều nhân chứng tận mắt chứng kiến. Tại sao cơ quan công an lại không đi lấy chứng cứ từ những nhân chứng này? Theo tôi, đến thời điểm này, cơ quan công an phải dựng lại hiện trường để xác minh rõ rang nguyên nhân gây tai nạn. Hơn nữa, cần làm rõ nạn nhân Vân tử vong do chấn thương ở đâu. Tôi thấy rằng, các bước điều tra của cơ quan công an và kết luận quá sơ sài", luật sư An nhận xét.


Vương Chân





www.nguoiduatin.vn

Back to TOP