Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Vì cha nên tha tội chết cho con


Trong suốt thời kỳ trị vì của vua Nhân Tông, sử sách ca ngợi ông là một vị vua sáng suốt, anh minh. Tuy nhiên không ít người phê bình rằng, ông không biết sử dụng người nên dẫn đến hại mình. Câu chuyện này xoay quanh Đại đô đốc Lê Khuyển và con trai.


Đại Việt sử ký chép lại rằng, 11/1449, Lê Quán Chi, con trai của Đại đô đốc Lê Khuyển, ban đêm họp nhau với đám bạn con nhà quan lại, đánh giết người vô cớ ở đô thị. Việc Quán Chi đánh chết người nhanh chóng bị phát giác. Quán Chi bị quan điều tra bắt và hạ ngục. Quá trình điều tra vụ án mạng này, đã phát giác ra có sự tham gia của con nhiều đại thần khác. Số người liên quan đến vụ án đánh chết người của Quán Chi lên đến 10 người. Điều khiến dư luận thời bấy giờ rất bất bình bởi tất cả đều dây dưa đến nội quan và con trai người chức trách. Họ mong, vua sẽ xử lý nghiêm vụ án đặc biệt để làm gương.


Nhưng trái ngược hoàn toàn mong muốn của dân chúng, khi án sắp xong, chuyển lên vua để nghị án. Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính đọc bản tấu điều tra. Bà Thái hậu bất ngờ vì biết rằng, vụ án đánh chết người xôn xao kinh thành lại có sự tham gia của nhiều công tử con các đại thần đến thế. Bà sợ rằng, nếu xử nghiêm theo phép nước sẽ mất lòng các quan nên đã khuyên vua tốt nhất tha cho Quán Chi và những người liên quan. Thái hậu cho rằng, "Khuyển là bậc đại thần giữ cấm binh, nhà vua ỷ trọng, nếu giết đi sợ đau lòng Khuyển". Vua còn nhỏ nên nghe theo lời Thái hậu và bèn làm trái phép tha cho Quán Chi tội chết. Quán Chi chỉ bị thu tiền đền mạng trả cho người chết thôi. Trong vụ việc này, Giám quân Lê Lâm, người chịu trách nhiệm xử án mặc nhiên theo ý vua, bỏ quên phép nước, khiến người dân rất giận.


Vụ việc Quán Chi cùng con nhiều đại thần mang tội đánh chết người nhưng cuối cùng được tha. Việc xét xử thiếu công minh, vì con đại thần mà tha tội chết khiến dư luận trong thành thời bấy giờ xôn xao bàn tán. Người lớn, sợ rằng nói ra bị vạ mồm, nhưng không hiểu sao, câu chuyện Lê Lâm không can gián vua, để giữ nghiêm luật pháp trở thành trò đùa cho con trẻ. Đại việt sử ký toàn thư có chép Giám quân Lê Lâm câm mồm không dám nói, thậm chí trẻ con ở đô thị còn hay nói rằng "Ta giận không làm đài quan thôi".


Luật nay: Sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình s


Chuyện Thái hậu Nguyễn Thị Anh bao che Quán Chi thoát khỏi tội chết một thời được nhiều người cho là hành động khôn ngoan. Họ cho rằng, trong bối cảnh vua mới 8 tuổi, Thái hậu thay vua nhiếp chính, trị quốc rất cần sự ủng hộ và trung thành của nhiều đại thần. Đặc biệt, cần sự tuyệt đối trung thành của Đại đô đốc Lê Khuyển. Theo sự hiểu ngầm, do Lê Khuyển cầm đầu cấm quân. Hơn nữa, Lê Khuyển còn là một dũng tướng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, có công lớn giúp Lê Thái Tổ đánh thắng giặc Minh và lập ra triều Lê sơ nên có uy tín lớn. Thái hậu nương tay, tha tội nhằm đổi lấy sự trung thành của Lê Khuyển và các quan đại thần.


Hành động của Thái hậu rõ ràng là hành vi xem thường pháp luật, trọng quan mà khinh dân. Hành động này của bà khiến lòng dân ở kinh thành không phục để đến mức trẻ con cũng lấy việc này ra chế nhạo, làm trò cười. Câu chuyện này xảy ra dưới thời phong kiến, khi ý của vua đứng trên tất cả nhưng nếu chiếu theo luật thời nay, hành vi của Thái hậu Nguyễn Thị Anh và Giám quân Lê Lâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo chuyện xưa, Thái hậu vì trọng trung lương, lợi dụng vua nhỏ tuổi để bao che tội chết cho Quán Chi. Lê Lâm là quan, chịu tránh nhiệm xét xử, không tuân phép nước, bỏ luật, nghe theo lời của Thái hậu từ tội chết mà thả cho Quán Chi về. Chiếu theo khoản 2, Điều 313 bộ Luật Hình sự, thì Thái hậu và Lê Lâm đã phạm tội bao che tội


Bình Minh





www.nguoiduatin.vn

Back to TOP