Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tâm sự của những 'bóng hồng' ngành kỹ thuật – công nghệ


Là sinh viên đầu tiên của trường Đại học Giao thông Vận tải nhận học bổng Eiffel danh giá của Bộ Ngoại giao Pháp, hiện Đỗ Vân Hảo đang học tại đại học ESTP chuyên về xây dựng và là một trong hai sinh viên duy nhất được tham gia dự án thiết kế nhà máy điện hạt nhân Flamenville của Pháp. Cô cho biết: “Niềm đam mê công nghệ, kỹ thuật đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống”.


Học viên nữ đang học Phần mềm smartphone tại CPS Vietnam


Nói về công việc của phái nữ trong ngành kỹ thuật - công nghệ, Nguyễn Thị Hà, một sinh viên xuất sắc của ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chia sẻ: “Với niềm đam mê máy móc và ôtô từ nhỏ, Hà đã sáng suốt khi lựa chọn ngành này. Với kết quả học tập hiện tại, Hà tự tin vào khả năng của mình. Công ty Toyota mà Hà thực tập đã có thông báo tuyển dụng chính thức”.


Bạn Hoàng Nguyễn Thùy Linh, kỹ thuật viên sửa chữa Điện thoại di động của Samsung Mobile vui vẻ cho biết: “Lớp học Kỹ thuật sửa chữa Smartphone tại CPS Vietnam chỉ mình Linh là nữ nhưng em luôn là một học viên xuất sắc. Sau 5 tháng học tập, Linh có lượng kiến thức khá tốt cả phần cứng lẫn phần mềm của điện thoại di động. Sau khi tốt nghiệp với kết quả cao, Linh đã được Samsung Mobile tuyển dụng, đến nay đã làm việc được gần 1 năm”.


Hiện thu nhập của Thùy Linh đang ở con số đáng mơ ước 12-15 triệu đồng mỗi tháng.


Chia sẻ với những nữ sinh có thắc mắc về việc lựa chọn khối ngành kỹ thuật, công nghệ trong Chương trình Hướng nghiệp - Tư vấn tuyển sinh tại tuvantuyensinh.vn, TS Lê Thanh Hưng, phó trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM khẳng định: “Theo các số liệu thống kê chính thức của nhà nước, nhân lực khối ngành kỹ thuật, công nghệ hiện nay đang thiếu. Trong khối ngành này vẫn có rất nhiều ngành phù hợp với nữ. Điều quan trọng là các em có dám theo đuổi đam mê”.


Cô Trần Thị Tự, giảng viên Khoa Cơ khí, trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa cũng nhấn mạnh rằng: “Ngành kỹ thuật quá ít các em sinh viên nữ theo học, một phần do đặc thù ngành, một phần do tâm lý xã hội. Thiết nghĩ nên có những chính sách khuyến khích các em nữ theo học các ngành kỹ thuật để tạo cân bằng cho xã hội, đồng thời phát huy các tố chất sẵn có của các em nữ mà những sinh viên nam không có”.


Việc nhiều các em nữ chọn ngành kỹ thuật - công nghệ để theo đuổi trên con đường lập nghiệp cho thấy các em đã có những suy nghĩ đổi mới và điều này càng được chứng minh qua những thành công của không ít bạn nữ trong lĩnh vực nghề nghiệp tưởng chừng chỉ dành cho nam giới này.








Kỹ thuật Sửa chữa Smartphone cao cấp đã được CPS Vietnam chính thức triển khai đào tạo tại Việt Nam từ đầu năm 2011. Hiện nay có hàng ngàn người đã và đang theo học nghề này tại đây. Bạn có thể truy cập vào: www.cps.vn để biết thêm thông tin về Chương trình đào tạo Kỹ thuật Công nghệ cao này.

Hồng Tươi





www.nguoiduatin.vn

Back to TOP