Danh mục kiểm tra SEO để chuyển đổi website thuận lợi
Tôi biết khả năng chuyển đổi hàng trăm trang nội dung trong khi vẫn duy trì giá trị của SEO có vẻ hơi nản chí (và cũng không thú vị). Thế nên, để giúp thúc đẩy một sự chuyển đổi thuận lợi và không căng thẳng, chúng tôi đã tổng hợp danh mục kiểm tra SEO dưới đây để giúp các chủ web chuẩn bị tốt hơn cho sự ra mắt một website mới:
Trước khi chuyển đổi trang
Mục tiêu SEO hàng đầu trong quá trình chuyển đổi website là thiết lập chuyển hướng 301 cho tất cả các trang web cũ đang được chuyển đến trang mới. Một vài câu hỏi nên luôn được đặt ra trước khi chuyển đổi bao gồm:
- Bạn có đang chuyển tới một web/nền tảng CMS mới? (WordPress, Drupal, Sitecore).
- Loại máy chủ nào bạn sẽ sử dụng? (ví dụ IIS hoặc Apache).
Biết được thông tin này là chìa khoá vì quá trình thực hiện chuyển hướng 301 sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào những yếu tố đó. Để biết thêm về những hoạt động chuyển hướng 301 tốt nhất và cách sử dụng chúng trong các tình huống khác nhau.
Một khi thông tin trên đã được thu thập, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về những trang web nào sẽ cần được chuyển hướng, tôi khuyên bạn nên đặt cạnh nhau bảng tính mô tả kết nối URL qua các bước sau:
- Sử dụng phần mềm như Screaming Frog để truy dẫn toàn bộ thông tin về URL trên website.
- Đánh dấu và xác định thông tin nào của URL sẽ cần được chuyển đến trang mới.
- Phù hợp từng trang cũ với URL tương ứng của website mới.
Nếu thông tin của URL không phù hợp một cách chính xác, hãy dựa vào đánh giá tốt nhất của bạn để xác định những trang nào sẽ liên quan nhiều nhất đến người dùng. Bạn không có được giá trị SEO gì nếu chuyển hướng các trang đến nội dung không liên quan, thế nên hãy chỉ chuyển hướng đến trang chủ mới hoặc bản đồ trang như một giải pháp cuối cùng.
Không may mắn thay, cho dù sau khi thực hiện toàn bộ chuyển hướng 301 đó, có một vài trang không tốt dù đã được gỡ xuống nhưng vẫn còn trong danh sách của các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể chuẩn bị cho việc này bằng cách có một chuyển hướng “wildcard” thay thế (wildcard tạm hiểu là chuyển hướng tạm thời), sẽ giúp chuyển hướng bất kỳ địa chỉ web nào như thế đến trang chủ/bản đồ trang của trang mới. Điều này sẽ tạo an toàn cho trường hợp các trang bị bỏ lỡ hoặc ẩn đi vẫn còn tồn tại.
Từ danh sách mô tả kết nối URL, bạn cũng nên lưu ý những trang có lượt truy cập nhiều, trang “ưu tiên cao”.
Trong vài tuần trước khi di chuyển website, hãy bắt đầu điều chỉnh những thước đo chính của những trang này – điều này sẽ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá thành công của trang sau khi ra mắt.
Sau khi mô tả kết nối URL hoàn tất, bạn sẽ muốn xác định một vài liên kết inbound quan trọng nhất đến trang của bạn để chắc chắn chúng không bị mất đi trong quá trình chuyển đổi. Báo cáo liên kết inbound của Google Webmaster Tools và Moz’s Open Site Explorer là hai nguồn tuyệt vời để sử dụng. Báo cáo của Google Webmaster Tools đưa ra một phân tích chi tiết cụ thể hơn về liên kết inbound của mỗi trang, giúp ích cho quá trình xác định.
Một vài điều khác cần xem xét:
- Những đối tác và tổ chức nên được thông báo
- Các cách sử dụng kênh trực tuyến và nội dung mới để quảng bá cho website mới
- Tạo ra một trang lỗi 404 có thương hiệu (link nguồn) (phòng trường hợp có điều gì đó xảy ra)
Khi chuyển đổi trang
Vào thời điểm này, bạn nên chuẩn bị kỹ càng cho bước chuyển đổi lớn của mình. Tôi khuyên bạn nên lên kế hoạch việc chuyển đổi trang vào thời điểm có lượt truy cập thấp: nhìn lướt qua các báo cáo về truy cập có thể cho bạn một ý tưởng tốt về những ngày và giờ thấp điểm.
Một khi trang mới đã có, hãy xem qua danh mục kiểm tra kết nối URL và thực hiện các chuyển hướng 301, bắt đầu với những trang ưu tiên cao. Vài giờ tiếp theo nên được dành cho kiểm tra QA những trang quan trọng:
- Kiểm tra trực tiếp thông tin URL từ danh sách trước khi ra mắt trang.
- Kiểm tra những trang ưu tiên cao để xác định liệu chúng có chuyển hướng đến đúng vị trí không.
- Chạy truy dẫn trang với Screaming Frog để chắc chắn tất cả các trang có chuyển hướng 301.
- Kiểm tra các trang web sử dụng lệnh hỏi tìm kiếm: site:www.domain.com (thay đổi domain.com với tên miền của bạn) để chắc chắc các trang chuyển hướng chính xác.
Với những website lớn hơn, quá trình này có thể mất hàng giờ liền hoặc thậm chí nhiều ngày, nhưng nên tránh đi đường tắt – một chuyển đổi trang tiến hành không tốt có thể đủ để làm phá sản một hoạt động kinh doanh. Sau khi những chuyển hướng 301 đã hoàn tất, bạn nên trình nộp một bản đồ trang đã cập nhật cho Google và Bing Webmaster Tools, để cả hai công cụ tìm kiếm này sẽ nhanh chóng truy dẫn trang mới.
Sau khi chuyển đổi trang
Sau hơn vài tuần tiếp theo, bạn nên theo dõi Google Analytics và những chương trình webmaster tools có thể áp dụng để chắc chắn những thước đo chính không bị ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi. Những thước đo chính để theo dõi bao gồm:
- Truy cập xem trang.
- Truy cập từ tham khảo.
- Vị trí từ khoá (Webmaster tool).
- Những trang được liệt kê trong danh sách (Webmaster tools).
Nếu không có vấn đề gì với phân tích đó, bạn có thể bắt đầu chiến dịch phục hồi liên kết:
- Sử dụng báo cáo liên kết inbound bạn đã tổng hợp trước khi ra mắt trang.
- Gửi một emai đến từng website cảm ơn họ đã đề cập đến bạn.
- Cung cấp cho họ URL website mới mà bạn muốn họ sử dụng sau này.
Trong khi ra mắt một website mới có thể rất tốn thời gian và căng thẳng thì một chuyển đổi liên tục là có thể. Hy vọng danh mục kiểm tra này có thể là điểm khởi đầu hữu ích cho kế hoạch của bạn.
Thủ thuật Seo - Seo tips Danh mục kiểm tra SEO để chuyển đổi website thuận lợi