Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Rắc rối với Panda và nhầm lẫn nội dung chất lượng thấp bằng cách báo cáo Google Analytics

Đã có rất nhiều sự nhầm lẫn xung quanh Google Panda. Và tôi đã hiểu được toàn bộ vấn đề. Nó làm nản lòng, nó đáng sợ và là một điều cực kỳ khủng khiếp đã xảy đến với một website và chủ kinh doanh.

Kể từ tháng 2 năm 2011, tôi đã giúp đỡ một số công ty gặp rắc rối với thuật toán Panda của Google. Và nếu có một điều nổi bật trong số những lần đối mặt với vấn đề này thì đó là số lượng nhầm lẫn không thể tin được xoay quanh Panda lớn mạnh.




Khi trình bày với các công ty đã từng gặp rắc rối với Panda, tôi thường giải thích rằng lần cập nhật thuật toán này nên được gọi là “Octopus” vì Panda có rất nhiều yếu tố đính kèm giống như tua mực. Chắc chắn, chúng ta đều biết rằng Panda nhắm đến “nội dung chất lượng thấp”, nhưng điều đó có thể có rất nhiều ý nghĩa. Ví dụ, tôi đã thấy nhiều vấn đề xảy ra do rắc rối với Panda, bao gồm nội dung trùng lặp, nội dung chất lượng thấp, trang cầu nối, nội dung liên kết chất lượng thấp, các vấn đề kỹ thuật làm xuất hiện nội dung chất lượng thấp, liên kết chéo của các tên miền cùng một công ty sở hữu...v.v

Bản chất của vấn đề là sự giải mã rắc rối với Panda có thể là một nỗ lực rất lớn đối với những ai không làm việc với SEO thường xuyên. Nếu bạn không hướng đến nguồn gốc vấn đề, bạn có rất ít cơ hội để khôi phục lại. Và nhiều chủ kinh doanh cũng đã xác định rằng ảnh hưởng từ Panda có thể kéo dài (một vài website không bao giờ khôi phục được).


Chọn đúng hướng để khôi phục sau rắc rối với Panda


Không may mắn thay, tôi đã chứng kiến nhiều webmaster thực hiện những công việc sai lầm khi họ cố gắng sửa chửa các vấn đề với Panda. Và điều đó chỉ dẫn đến tình huống các chủ kinh doanh làm mọi việc rối thêm, không có gì khác ngoài sự nhầm lẫn lớn hơn và hiệu quả hoạt động giảm sút.


Chọn được đúng hướng đi để nhanh chóng khôi phục sau rắc rối với Panda là đặc biệt quan trọng và có thể chắc chắn rằng những hạng mục hoạt động có giá trị đang được hoàn thành nhiều hơn. Mỗi sự thay đổi giúp một website đến gần hơn với sự khôi phục cần thiết sau rắc rối không may mắn với Panda.




Bài đăng này không có ý định đưa ra cách sửa chữa các vấn đề với Panda một cách kỳ diệu, nhưng có ý định giúp đỡ các nạn nhân của Panda để họ bắt đầu hiểu được vấn đề về nội dung chất lượng của họ là gì. Báo cáo Google Analytics tôi nhắc đến dưới đây có thể giúp xác định nội dung có vấn đề có thể dẫn đến rắc rối với Panda. Báo cáo này có thể bắt đầu với những lĩnh vực bề mặt có vấn đề và có khả năng trở thành bằng chứng giải thích cho rắc rối đó sau này.

Không thừa nhận: Báo cáo sau không nên chỉ là cái duy nhất bạn thực hiện khi phân tích rắc rối với Panda. Báo cáo cụ thể này có chứa nội dung đã từng nhận được rất nhiều lượt truy cập tự nhiên từ Google trước khi gặp rắc rối với Panda. Có rất nhiều lúc thông tin này có thể tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về chất lượng nội dung, nhưng cũng có những vấn không rõ ràng khác tạo ra vấn đề tương tự với Panda. Hãy nghiên cứu Google Analytics và Excel để so sánh khung thời gian:


So sánh các trang đích hàng đầu trước và sau khi gặp rắc rối với Panda


Bài đăng tháng 2 của tôi, “Hiểu lầm về mối nguy hiểm của sự tăng đột ngột trước khi xảy ra rắc rối với thuật toán”, giải thích một xu hướng mà tôi đã bắt gặp khi phân tích những website gặp vấn đề do những cập nhật thuật toán như Panda. Tôi lưu ý thấy một sự tăng đột ngột lượt truy cập tự nhiên từ Google dẫn đến rắc rối đó, và tôi đã giải thích tại sao việc này là có thể hiểu được.


Cơ bản, vì những website có được uy tín tên miền, họ có thể tránh việc tạo ra nội dung kém chất lượng (và nội dung đó vẫn có thể xếp hạng tốt). Họ có thể bắt đầu tạo ra nội dung kém chất lượng mà cuối cũng vẫn có xếp hạng, nội dung quá tối ưu thu hút rất nhiều lượt truy cập... Và vì Google tạo nhiều lượt truy cập hơn đến những trang đó, nó có được nhiều hiểu biết hơn về nội dung đó và cách người dùng tương tác với nội dung.




Và vâng, vấn đề tương tác cho SEO. Thông thường, thời gian dừng lại có thể là một dấu hiệu mạnh thể hiện rằng nội dung của bạn hoặc đã đáp ứng được mong đợi của khách hàng hoặc không.

Thời gian dừng lại là khoảng thời gian giữa lúc người dùng nhấp chuột qua một kết quả tìm kiếm trong SERPs, truy cập một trang và sau đó nhấp chuột quay tở lại kết quả tìm kiếm. Và với thời gian dừng lại rất thấp, người dùng đang gửi đến Google và Bing thông tin đáng tin cậy rằng trang đó (có thể) không đáp ứng được nhu cầu của họ.


Tôi sẽ không đi quá xa vào việc giải thích lặp đi lặp lại thời gian dừng lại ở đây, nhưng bạn nên hiểu rằng từng vị trí hoặc lĩnh vực có riêng giới hạn về khoảng thời gian dừng lại được xem là chấp nhận được. Ví dụ, những website kinh doanh phiếu quà tặng khác biệt rất nhiều với những website về y học cung cấp thông tin về nhiều tình trạng khác nhau.


Thế nên, vì rất nhiều người dùng bắt đầu truy cập nội dung chất lượng thấp, nhiều dấu hiệu tương tác tiêu cực được gửi đến Google hơn. Và vào một thời điểm nào đó, những dấu hiệu tiêu cực này vượt quá giới hạn và trang sẽ bắt đầu gặp rắc rối với Panda.


"Số phần trăm giảm" là một gợi ý tốt


Từ những gì tôi đã giải thích về sự tăng đột ngột ở trên và thông tin Google đang nhận được, một bước tiến thông minh là thực hiện một báo cáo thể hiện những trang đích hàng đầu từ Google tự nhiên trước và sau rắc rối với Panda. Nhờ thực hiện báo cáo này, bạn sẽ không chỉ thấy sự giảm sút trong lượt truy cập từ Google cho mỗi trang đích mà còn cả số phần trăm giảm.


Sau khi thực hiện báo cáo, hãy xuất thông tin ra Excel, và xem xét lại các URL khác nhau có số giảm lớn nhất, bạn có thể thấy được những điều thú vị. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy những vấn đề về mặt kỹ thuật tạo lỗi soft 402s, các URL tự tạo mà bạn thậm chí không hề biết nó có tồn tại, những vấn đề nghiêm trọng về nội dung trùng lặp, nội dung chất lượng thấp, trang cầu nối, tối ưu hoá quá mức, v.v.




Làm thế nào để thực hiện một báo cáo về những trang đích hàng đầu trong Google Analytics

Có rất nhiều cách để thực hiện một báo cáo về những trang đích hàng đầu từ Google tự nhiên trong Google Analytics (với so sánh theo ngày), và tôi sẽ trình bày chi tiết một cách trong số đó. Tôi đã tạo ra một hướng dẫn từng bước để tạo ra báo cáo trong Google Analytics, giải thích cách xuất thông tin ra Excel và cách hoàn tất báo cáo với một vài thao tác Excel kỳ diệu.


Thay vào đó, bạn có thể chuyển đến blog của tôi và đọc hướng dẫn, thực hiện từng bước và tạo ra báo cáo Panda cho bạn. Tôi khuyên bạn nên đọc phần còn lại của bài đăng này ngay bây giờ trên Search Engine Watch, và sau đó chuyển đến bài hướng dẫn để học cách tạo báo cáo. Sau đó bạn có thể thoát ra và tự thực hiện báo cáo của mình.


Và ghi nhớ rằng, đây không nên là báo cáo duy nhất bạn thực hiện. Một báo cáo chất lượng có thể giúp bạn xác định nhóm các vấn đề từ góc nhìn của “nội dung chất lượng”. Nói cách khác, những trang không nhận được nhiều lượt truy cập cũng có thể vì các vấn đề với Panda. Nhưng trong lúc này, hãy phân tích những trang gửi đến Google nhiều thông tin nhất trước khi Panda tấn công.


Hãy theo đường dẫn này để xem hướng dẫn tạo báo cáo về những trang đích hàng đầu trong Google Analytics.


Phân tích dữ liệu


Một khi bạn có thông tin về trang đích từ Google tự nhiên, và bạn đã xác định những URL có sự giảm sút mạnh sau rắc rối với Panda, bạn cần nghiên cứu sâu hơn thông tin đó. Nhớ rằng, những URL này đang nhận được nhiều lượt truy cập nhất từ Google trước khi Panda có hành động. Hãy xem lại những URL này cẩn thận để xác định các vấn đề có thể có về nội dung chất lượng.


Có những lúc tôi kiểm tra các URL trong báo cáo và xác định được vấn đề ngay, trong khi có những lúc lại cần nhiều phân tích chiều sâu hơn.


Ví dụ, bạn có thể tìm thấy:


- Nhiều URL có xếp hạng và chứa nội dung giống, hoặc tương tự, vì nó được tối ưu hoá theo cách khau (chẳng hạn trang cầu nối).

- Những trang chỉ có một vài dòng thông tin (nội dung chất lượng thấp).

- Trang không hoạt động (các vấn đề về thiết kế và/hoặc nội dung làm cho trang không thể đọc được).

- Những trang có nội dung chất lượng được sao chép từ các website khác (một phần hoặc toàn bộ nội dung).

- Nội dung liên kết chất lượng thấp.


Theo dấu những trang đích để có thêm thông tin


Đừng dừng lại ở đó. Bên cạnh việc phân tích thủ công những URL này, hãy theo dấu nó với một công cụ như Screaming Frog. Sau đó bạn có thể thu thập dữ liệu quy mô lớn, như mã hồi đáp đề mục, thẻ tiêu đề, dữ liệu chi tiết, kích thước tệp, dữ liệu có hình thức đơn giản nhất, hướng dẫn meta robots, v.v. Và tất cả dữ liệu đó có thể giúp bạn phân tích nội dung chất lượng.


Ví dụ, tôi đã giúp đỡ một số công ty gặp những vấn đề kỹ thuật dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như với Panda. Nếu không nghiên cứu trang từ góc nhìn kỹ thuật, tôi sẽ không bao giờ tìm thấy những vấn đề đó.




Hiểu sự tương tác (Bounces và Adjusted Bounces)

Bảng tính bạn sẽ tạo được qua hướng dẫn của tôi còn có một số phần thông tin khác bạn nên phân tích. Ví dụ, bounce rate cũng có thể nói lên vấn đề.


Nếu một trang nhận được 17,400 lượt xem trong suốt khoảng thời gian trước Panda, 86% bounce rate, sau đó 14,964 lượt xem rời khỏi trang. Đó là 86% lượt xem chỉ trang đó mà không xem bất cứ trang nào khác và rời khỏi trang. Tuỳ thuộc vào mục đích của trang đích hiện tại, bounce rate cao có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng nội dung


Nhưng hãy cẩn thận với bounce rate chuấn. Đó là một thước đo không chính xác.


Nếu ai đó ghé xem trang của bạn, dành 10 phút đọc qua một bài đăng thú vị của bạn và rời khỏi trang, thì đó vẫn là một bounce. Nhưng đó có thật sự là một bounce? Google có xem đó là vấn đề không? Không, nó có thể không phải.


Tôi đưa ra lời khuyên áp dụng Adjusted Bounce Rate (ABR) để có một cái nhìn tốt hơn về bounce rate thực sự. Adjusted Bounce Rate bao gồm cả thời gian trên trang, giúp bạn tiếp cận gần hơn với phần trăm bounce rate thực sự.




Ví dụ, nếu bạn đặt ra một giới hạn ABR là 20 giây, và vẫn có phần trăm ABR cao hơn, thì người xem rõ ràng đang không tương tác với nội dung của bạn. Một lần nữa, giới hạn thời gian bạn sử dụng phụ thuộc hoàn toàn vào lĩnh vực, nên 20 giây có thể chấp nhận được với một số trang, trong khi những trang khác có thể yêu cầu một phút hoặc hơn.

Báo cáo bổ sung: Những trang hàng đầu trong Google Webmaster Tools


Nếu Google Panda tạo rắc rối cho trang của bạn, hy vọng bạn sẽ chạy Google Analytics ngay bây giờ để thực hiện Báo cáo về những trang đích hàng đầu (với so sánh). Nhưng đó không phải là cách duy nhất để xác định nội dung có vấn đề.


Chắc chắn, báo cáo đó chỉ ra những trang đích hàng đầu từ Google tự nhiên (dựa trên dữ liệu Google Analytics), nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những trang đó không được gắn thẻ đúng? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó can thiệp trái phép vào trang của bạn và thêm những trang không có chứa thông tin phụ GA của bạn? Bạn có thể không bao giờ biết được những trang đó có tồn tại và gây ra vấn đề cho đến khi quá muộn.


Google Webmaster Tools để giải cứu


Nếu bạn truy cập Search Queries báo cáo trong Google Webmaster Tools, có một thanh cho “Top pages” bên cạnh “Top Queries”. Nó sẽ thể hiện những trang hàng đầu từ website của bạn có xếp hạng trong Goolge (nhận được lượt xem và lần nhấp chuột qua nhiều từ khoá khác nhau). Bạn cũng sẽ thấy tỉ lệ nhấp chuột thông qua kết quả và vị trí trung bình.




Nếu bạn xem nhanh qua danh sách các trang hàng đầu, bạn có thể thấy những URL không xuất hiện trong báo cáo Google Analytics! Lưu ý, điều đó chỉ xảy ra khi tôi phân tích dữ liệu từ một công ty gặp rắc rối với Panda và tìm đến tôi để được giúp đỡ. Có một sự khác nhau lớn giữa dữ liệu Google Analytics và Google Webmaster Tools, và tôi tìm thấy một số trang có vấn đề có được xếp hạng trong Google và tạo lượt truy cập (và công ty đó không biết gì về sự tồn tại của những trang này). Cuối cùng, họ nhanh chóng tháo bỏ nhiều trang như thế và điều tra vấn đề.

Tương tự với những gì chúng ta đã làm trước đó với báo cáo về những trang đích hàng đầu, bạn có thể xuất dữ liệu ra Excel để phân tích sâu hơn. Và ghi nhớ rằng, bạn luôn có thể nhấp chuột vào nút “with change” trong Google Webmaster Tools để thấy được thay đổi phần trăm cho từng cột (chỉ trong 30 ngày trước đó).


Nếu bạn gặp rắc rối và thuật toán được cập nhật, thì sử dụng tính năng này có thể giúp bạn xác định những trang có sự giảm mạnh trong lượt xem, lần nhấp chuột và xếp hạng trung bình sau khi rắc rối với thuật toán đã xảy ra. Sau đó bạn có thể nghiên cứu sâu hơn để xác định điều gì đã xảy ra, tại sao những trang này lại bị ảnh hưởng, v.v.


Tóm tắt – Phân tích nội dung qua góc nhìn của Panda


Sự khôi phục sau rắc rối với Google Panda là không dễ dàng nhưng có thể thực hiện.


Không may mắn thay, hiểu được tại sao Panda có rắc rối lại thường là một chủ đề dễ nhầm lẫn cho các webmaster đã từng bị ảnh hưởng. Và đó là lý do tại sao rất quan trọng để chọn đúng hướng đi nhanh chóng.


Một cách để làm việc này là phân tích những trang hàng đầu mà Google đang tạo lượt truy cập đến trước khi cập nhật thuật toán. Nhớ rằng, đó là vị trí Google đang thu được hiểu biết nhiều nhất về nội dung của bạn dựa trên thông tin tương tác của người dùng.


Phân tích nội dung đó có thể giúp mang đến câu trả lời cho những câu hỏi về nội dung chất lượng thấp sau khi gặp rắc rối với Panda. Hãy bắt đầu tại điểm này và phân tích kỹ lưỡng các URL này. Chúc may mắn.




Thủ thuật Seo - Seo tips Rắc rối với Panda và nhầm lẫn nội dung chất lượng thấp bằng cách báo cáo Google Analytics

Back to TOP