Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Kiều nữ buôn ma túy: Biết là sẽ chết


Xác định cho mình ngay từ đầu cái giá phải trả, thế nên khi bị Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an quận Tây Hồ bắt quả tang lúc đang vận chuyển 640 viên hồng phiến và 11 túi nilon chứa ma túy “đá”, Phạm Thanh Quỳnh không hề biến sắc. Khi một trinh sát hỏi: “Trong túi có gì?”, cô ta lạnh lùng: “Trong túi có đồ vi phạm pháp luật”. Sự lạnh lùng ấy khác hẳn với gương mặt xinh xắn như hot girl với nước da trắng nõn nà, sống mũi cao, đôi mắt to và miệng cười rất duyên của Quỳnh. Đằng sau vẻ lì lợm, ngang tàng, bất cần đời, có vẻ chấp nhận cuộc chơi của mình, là những nỗi niềm éo le mà cô ta đã trải lòng cùng tôi trong một buổi chiều chớm hạ oi nồng. Dù với một chất giọng tưng tửng thì Quỳnh vẫn không sao giấu được nỗi buồn hiện lên đôi mắt to và đẹp của cô ta về ký ức tuổi thơ không bố mẹ.


Con thiếu cha…


Ít có trường hợp phạm tội nào mà lại không có nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình. Phạm Thanh Quỳnh, SN 1988, ở TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một trường hợp điển hình. Mất cha từ nhỏ, lớn một chút thì mẹ sang Đức lao động, đến nay cũng mười mấy hai mươi năm. Thiếu cha nhà đã mất nóc, Quỳnh còn thiếu luôn cả mẹ. Lăn lộn ra đời ngược xuôi vùng biên từ khi còn là thiếu nữ mới lớn, Quỳnh từng trải trong suy nghĩ và già dặn hơn so vói tuổi rất nhiều. Thấy xung quanh mình, chủ yếu là bạn bè xã hội, nhiều kẻ thèm được lên tiên với ma túy tổng hợp, Quỳnh đã nghĩ con đường làm giàu bằng cách mua ma túy “đá” từ biên giới về Hà Nội bán lẻ rồi lại mang “thuốc lắc” từ Hà Nội qua biên giới bán. 1 gam ma túy “đá”, cô ta thu lãi 1 triệu đồng.


Cách đây mấy tháng, Quỳnh xuống Hà Nội, thuê nhà ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ và bắt đầu công việc phân phối của mình. Sống với một người con trai nghiện ngập, Quỳnh bảo, trước đây làm thuê được bao nhiêu tiền cũng phải trang trải cho gia đình, tiếp tế cho người anh quanh năm đi trại cai nghiện. Ra đời sớm lại xinh đẹp, cô ta không thiếu gì cơ hội để tìm kiếm một công việc phù hợp, thế nhưng Quỳnh đã tự chọn cho mình con đường mà cô ta biết dính vào cực kỳ nguy hiểm. Chốn Quỳnh thích lui tới là vũ trường, quán bar, thế nên cô ta có nhiều bạn bè nghiện món ma túy thời thượng này và chính Quỳnh cũng là một con nghiện ma túy “đá” nặng. Cung cấp đồ chơi chết người cho đám bạn xã hội là cách lựa chọn kiếm tiền ban đầu của cô ta.


Trong nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ, Phạm Thanh Quỳnh nổi bật bởi sắc đẹp hút hồn của mình khiến các phạm nhân khác đứng sau song sắt nhìn không chớp mắt. Quỳnh trả lời trơn tru, không một chút sợ sệt. Từ hôm bị bắt đến nay, cô ta chưa một lần khóc vì ân hận. Lạnh lùng và quyết liệt là thế, nhưng khi chạm đến gia đình, mắt cô ta bỗng nằng nặng…


Kiều nữ buôn ma túy: Biết là sẽ chết, An ninh Xã hội, ma tuy, kieu nu ma tuy, buon ban ma tuy, van chuyen ma tuy, mua ban ma tuy, trum ma tuy, nghien ma tuy, gai xinh buon ma tuy, bao, bao cong an, bao an ninh, vn


'Quỳnh cùng một lượng lớn ma túy xách đi “giao dịch'


Chơi ma túy là để… giao lưu


- Xinh thế này chắc nhiều fan hâm mộ lắm nhỉ?


- Hiện giờ em chả có ai.


- Ma túy “đá” giúp quên nỗi buồn hay sao mà lại đắm đuối với nó thế?


- Chị phải chơi mới biết được, do cảm xúc của mỗi người. Em thường chơi để giao lưu. Trong chuyện làm ăn, buôn bán, nhiều lúc khách hàng nó buộc mình phải thử hàng thì mình phải chơi thôi. Cũng thỉnh thoảng vì giao dịch xong, nhận tiền, nhận hàng xong thì chuồn luôn. Có phải lúc nào cũng giao lưu chơi bời được đâu.


- Tiếp xúc thường xuyên với các đối tượng dân chơi, dân nghiện, có khi nào thấy sợ không? Ví dụ như bị bùng tiền hay bị cướp hàng?


- (Cười), Chúng nó chả sợ em thì thôi. Nhưng em bị nợ khá nhiều. Từ hồi làm đến giờ, em không có lãi vì bị nợ gần trăm triệu. Bùng tiền là chuyện bình thường nên em mới bị thất thoát chứ cướp hàng thì em chưa gặp bao giờ. Chắc vì người ta không dám cướp của em chẳng hạn.


- Khi bước chân vào con đường này, chị có nghĩ đến hậu quả một ngày mình sẽ bị bắt không?


- Nếu như chuyến hàng này của em trót lọt là em sẽ nghỉ, em trả xong hết tiền cho bên kia là em sẽ nghỉ. Vì em cảm thấy mệt mỏi quá rồi.


- Vừa mới làm sao lại dừng ngay thế?


- Vì bạn em cũng mới xuống đây xin việc làm, em và nó sẽ xin đi làm ở đâu đó. Em định xin đi bán hàng.


- Tôi vẫn thắc mắc là chị xinh đẹp thế này, chắc chắn có nhiều cơ hội dành cho chị hơn là đi buôn ma túy!


- Xinh đẹp không tìm được việc làm. Việc làm phải dựa vào tri thức của mình. Em chỉ làm thuê thôi.


- Làm thuê đâu có gì xấu.


- Nhưng ít tiền.


- Nhưng việc chị làm rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới tương lai…


- Mỗi người có một phong cách sống, mỗi người có một đường đi khác nhau. Cũng như có người chọn con đường học hành, công danh, sự nghiệp. Như chị chọn con đường của chị, còn em thì chọn con đường buôn bán này nên bây giờ em mới ngồi đây. Em nghĩ đó là xã hội. Không thì làm sao chị em mình gặp được nhau.


- Và chị nghĩ chị đúng?


- Không, em không đúng, em đã sai, rất sai, bởi thế em đang phải nhận sự trả giá.


- Nhưng sao lại chấp nhận đánh đổi như thế? Nó là một cái giá quá đắt…


- Vì lúc đó cơ hội đến với em. Em là người sát biên giới mà. Một lần em sang Trung Quốc để mua sắm, tình cờ quen một người Hoa kiều biết tiếng Việt. Đầu tiên em hỏi mua ma túy đá để sử dụng thôi, sau đó họ đặt vấn đề. Em nói thẳng là em không có khả năng mua mà chỉ có khả năng thu tiền giúp anh ấy thôi, nếu anh ấy đồng ý bán nợ. Cuộc sống nếu mình không đi ăn cắp, ăn cướp thì buộc phải chấp nhận nguy hiểm kiểu đó thôi. Đơn giản mà chị.


- Chuyến hàng đầu tiên như thế nào?


- Cũng hồi hộp lắm…


- Trong số những người chị bán hàng cho họ, có ai là bạn của chị không?


- Có, nhưng vì khuyên không được nên đành phải bán cho họ thôi. Phải là bạn thì họ mới ngồi với mình, nhưng là dạng xã hội chơi bời. Còn bạn đúng nghĩa thì chẳng bao giờ em để cho chúng nó nghiện.


Buôn ma túy để lo cho anh trai


- Cuộc sống thiếu vắng bố mẹ của chị diễn ra bao nhiêu năm rồi?


- Bố em đã mất vì bệnh từ hồi em còn nhỏ. Mẹ đi sang Đức bao nhiêu năm thì em sống với anh trai và lo cho anh trai bằng ấy năm.


- Lo cho anh trai?


- Nói là một mình em lo thì chưa đủ. Em gánh vác trách nhiệm lo cho gia đình cùng với một người cô. Nói chung là em lăn lộn sớm, ra đời sớm, biết kiếm tiền thì mang về giúp đỡ gia đình.


- Chị biết kiếm tiền từ khi nào?


- Từ khi vào cấp 3. Trước đây cô em mở hàng cà phê, em vừa đi học vừa bán hàng, duy trì cuộc sống của hai cô cháu và lo cho anh trai em nữa. Anh trai em nghiện lâu lắm rồi. Em phải tiếp tế, lo tất cả cho anh ấy.


- Chị đã có môt người anh bị nghiện, đủ hiểu tác hại của ma túy là như thế nào, sao vẫn tiếp tục reo giắc tai họa cho xã hội?


- Nếu như nói về phạm trù đạo đức là em sai, em đã gieo rắc sự nguy hiểm cho đồng loại, nhưng vì bây giờ xã hội người ta chơi cái đó nhiều. Họ cần thì em mới bán cho người ta được, chứ em không dụ dỗ người ta chơi. Em ý thức được gia đình em có người nghiện rồi và em nhìn thấy có những người thực sự cần cái này. Đơn giản như nghiện cà phê, thuốc lá.


- Nhưng rất nguy hiểm


- Dĩ nhiên.


- Chị đã từng chứng kiến những kẻ phê ma túy “đá” rồi phạm tội bao giờ chưa?


- Em chưa trực tiếp chứng kiến nhưng trên báo, đài, trên mạng có nhiều vụ việc liên quan đến ma túy “đá”.


- Và chị thấy tác hại của nó thế nào?


- Lời cảnh tỉnh thì ai cũng được nghe rồi nhưng lựa chọn là do bản thân mình. Có những người bố mẹ đưa đi cai, can ngăn cũng chằng được. Khi nào họ cảm thấy cuộc sống còn nhiều điều chờ đợi họ ở phía trước thì mới cai được. Nếu cảm thấy nó là cuộc vui mình phải tìm đến thì rất khó.


- Có khi nào chị cảm thấy việc đó cắn rứt lương tâm không?


- Con người thì ai cũng có góc khuất trong tâm hồn, chỉ đến khi mình bị bắt như thế này rồi thì mình mới nghĩ được điều ấy là sai, còn vì cuộc sống của mình thì mình vẫn phải làm thôi. Trước đây em từng nộp hồ sơ thi Đại học Luật, đã chọn cho mình một công việc bảo vệ pháp luật, nhưng mẹ em không đồng ý cho em thi đại học mà muốn em sang Đức. Mẹ em bảo nếu em đỗ đại học thì không nuôi.


- Tại sao chị không muốn sang đó để đoàn tụ cùng mẹ?


- Ở Việt Nam thì em được ở gần anh em, bè bạn, như thế nào mình cũng có thể vượt qua được. Nhưng sang bên đấy con người mình sẽ thay đổi, chẳng hạn như mẹ em, vất vả kiếm ra đồng tiền nhưng cái tư tưởng lại không giống những người ở nhà.


- Chỉ nói ở Việt Nam để được gần người thân, vậy mẹ thì sao, chẳng lẽ không phải là người thân thiết nhất với chị?


- Mẹ em không hợp với em, mẹ chỉ nuôi anh trai em thôi. Có thể rất thương nhau nhưng không hợp.


Theo Đinh Hiền (Cảnh sát toàn cầu)





www.nguoiduatin.vn

Back to TOP