Siêu trộm và những vụ án nổi tiếng (Kỳ cuối)
Đầu thế kỷ 20, tại bảo tàng Louvre, Pháp, bức họa nàng Mona Lisa có giá trị nổi bật, khác xa với các tác phẩm hội họa còn lại. Bức tranh phác họa chân dung người phụ nữ với nụ cười khó hiểu đã có biết bao lá thư của những người hâm mộ. Đây là tác phẩm nghệ thuật duy nhất tại bảo tàng Louvre có hòm thư riêng. Thậm chí, một người hâm mộ đã cầm súng tự sát trước mặt bức họa này.
Vì thế, không có gì là khó hiểu khi từ những tên trộm thèm khát tiền của tới những người hâm mộ tới mê mẩn tâm thần đều muốn có được bức họa ngày đêm bên mình.
Sáng 21/8/1911, Mona Lisa, bức họa nổi tiếng nhất thế giới đã bị ăn cắp khỏi bảo tàng Louvre. Điều kỳ lạ là tấm kính chắn đạn và bộ khung của bức tranh vẫn còn nguyên, không bị "ôm" theo bức tranh mặc dù tấm kính này rất khó bị tháo dỡ.
Giá trị vô giá của bức tranh, sự ngỡ ngàng của giới nghệ thuật cũng như nỗi bàng hoàng của người hâm mộ đã khiến cảnh sát gần như có thể lục tung mọi ngõ ngách để tìm kiếm bức họa. Hàng loạt nghi can bị triệu tập, trong đó có ông nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire, người từng đe dọa sẽ đốt bức Mona Lisa, nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng.
Bức họa Mona Lisa
Ai là người đã lấy đi bức tranh? Như thế nào và tại sao? Những thắc mắc liên quan tới vụ trộm nhiều và nóng tới mức người ta viết và xuất bản hai cuốn sách về nó: Vanished Smile: The Mysterious Theft of Mona Lisa của R.A. Scotti và The Crimes of Paris: A True Story of Murder, Theft, and Detection của Dorothy and Thomas Hoobler. Hai cuốn sách bám sát sự kiện cũng như trình bày nỗ lực của cảnh sát chống lại những tên gang-tơ và những kẻ trộm nghệ thuật trong những năm đầu của thế kỷ 20.
Hàng loạt giả thuyết được đặt ra. Có ý kiến cho rằng có khả năng những nhân viên bảo tàng đã làm hỏng bức tranh và bịa ra vụ trộm “tày đình” này. Có người lại đoán Chính phủ Pháp đã giấu bức tranh để đánh lạc hướng dư luận sau khi những cư dân các thuộc địa Châu Phi nổi dậy. Thậm chí tờ New York Times trực tiếp đưa những vấn đề đồn thổi này lên báo với những lời hoài nghi: Làm cách nào mà kiệt tác này có thể được mang ra khỏi tòa nhà kiên cố mà không bị phát hiện?
Hai năm sau, bức họa Mona Lisa được rao bán tại… Italia. Và khi điều tra, nguyên nhân sâu xa dẫn tới hành vi của tên trộm khiến người ta lại ngỡ ngàng hơn nữa. Chính nguyên nhân này đã khiến bức họa càng nổi tiếng hơn, và thủ phạm cũng nổi danh không kém với biệt danh “vua trộm”.
Cảnh sát dễ dàng nhận ra kẻ bán bức tranh chính là Perrugia, nhân viên bảo tàng Louvre hai năm trước. Nghi can số một này nhanh chóng bị bắt giữ khi đang bán bức Mona Lisa cho một người sưu tầm tranh. Sau khi bị điều tra, thẩm vấn, Perruggia đã nhận tội và bị kết án 8 tháng tù giam.
“Vua trộm” yêu nước
Theo hồ sơ, Perruggia làm việc tại bảo tàng Louvre từ năm 2011. Bản thân là một họa sỹ, Perruggia rất say mê và am hiểu nghệ thuật Italia. "Siêu trộm" yêu nước trong tương lai lúc đó cảm thấy tức tối khi biết được trong lịch sử, bức họa của Italia này đã bị Napoleon cướp về Pháp. Chính vì điều đó, nhân viên bảo tàng người Italia này nảy sinh ý định lấy cắp bức tranh, mang về quê hương mình.
Vincenzo Perruggia
Là nhân viên tại bảo tàng, Perruggia lợi dụng lúc bảo tàng đóng của, mặc chiếc áo khoác màu trắng giả làm nhân viên vệ sinh. Khi ở một mình cùng bức tranh, Perruggia chỉ việc nhẹ nhàng tháo bức tranh khỏi tường, gỡ khỏi khung kính và đi ra khi "nàng Mona Lisa" nằm gọn dưới cánh tay áo.
Tháng 12/1913, Perruggia quay lại Italia cùng bức họa nàng Mona Lisa. Thậm chí, kẻ trộm yêu nước này còn hy vọng được chính phủ Italia khen tặng. Nhưng thay vào đó, siêu trộm đã bị bắt.
Nhờ vụ trộm hy hữu và nguyên nhân bức họa vốn nổi tiếng càng được nhiều người biết tới hơn nữa. "Nàng Monalisa" được đưa về bảo tàng Louvre. Ngày nay, mỗi năm có tới gần chục triệu lượt khách thăm quan bảo tàng Louvre và bị mê hoặc bởi nụ cười bí ẩn của Nàng Monalisa.
Theo Time/History/khampha.vn
www.nguoiduatin.vn