Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

10 thủ thuật để có thứ hạng cao trên Google

Những năm trước đây, để một website hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm là một điều không khó. Chọn một tên miền, tìm hiểu một số mã HTML cơ bản, tiến hành một số nghiên cứu từ khóa, tạo ra một số thẻ tiêu đề và các thẻ meta, cuối cùng là tạo ra một nội dung khoảng 250 từ. Như thế là bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ.

Gần đây, với sự đòi hỏi khắt khe của Google với những quy tắc về chất lượng nội dung, thì việc website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, nhất là xuất hiện ở top đầu là một điều không còn dễ dàng nữa!

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giải quyết với những thuật toán của Google.


1. Tìm hiểu và thực hiện một số chiến lược marketing cơ bản


Bắt đầu với một kế hoạch marketing. Đó là một sự khởi đầu hoàn hảo


Chưa bàn đến các vấn đề như từ khóa, nội dung... Việc đầu tiên nếu bạn muốn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là phải thực hiện những chiến lược marketing cơ bản. Marketing phải là điều đầu tiên bạn nghĩ tới.




Cho dù bạn đang SEO website cho một người quen, một website bán hàng tư nhân hay 1 website mang tầm quốc gia mà không thực hiện chiến lược marketing đầu tiên thì đúng như một chiếc thuyền mà không có mái chèo. Bạn hiểu ý tôi muốn nói chứ?

Khi tôi bắt đầu tuyển nhân viên cho công ty SEO của tôi vào năm 2003, điều đầu tôi muốn họ làm, là hãy đọc và suy ngẫm thật kỹ cuốn sách "Marketing for Dummies" để đưa ra một số nguyên tắc marketing cơ bản.


Họ phải trả lời được những câu hỏi dưới đây:


- Chủ đề website của bạn là gì?

- Sự khác biệt trong website của bạn?

- Tại sao người dùng phải quan tâm đến website đó?

- Phân khúc người dùng mà bạn hướng tới (phân theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý)?

- Thông điệp và những phương tiện truyền thông bạn sử dụng để kết nối với người dùng?

- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?

- Tại sao Google phải xếp hạng website của bạn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh?


Tiến hành nghiên cứu, phân khúc người dùng, thiết lập mục tiêu chính của chiến dịch SEO, và sau đó đảm bảo theo dõi được tiến độ của chiến lược SEO để đánh giá những thành quả đạt được.


Một chiến lược bạn phải thiết lập cho nội dung bao gồm: chủ đề website, thời gian và những trang phân phối. Thực hiện chiến lược marketing chính là bước đệm để bạn tối ưu hóa chiến lược về nội dung này.


2. Thiết lập cấu trúc trang web


Tạo chủ đề cho website, việc cần thiết bây giờ là hãy thiết lập cấu trúc trang web, để các nội dung được sắp xếp một cách hợp lý.


Để thiết lập được cấu trúc trang web, việc đầu tiên, như tôi đã đề cập, đó là tạo chủ đề cho website. Việc này tưởng như khó khăn nhưng hoàn toàn không phải thế. Với việc thực hiện các nghiên cứu marketing cơ bản bên trên, bản có thể tạo chủ đề cho website một cách dễ dàng. Một điều bạn cũng nên xem xét trước khi thiết lập cấu trúc trang web là thực hiện các nghiên cứu về các đối tượng khác, cụ thể như từ khóa.




Để tìm hiểu thêm về chiến dịch nghiên cứu từ khóa hãy vào phần tìm kiếm của diễn đàn thegioiseo.com để tìm kiếm các bài viết đã đăng và nghiên cứu từ khóa.

Sau đó, thiết lập cấu trúc website xung quanh chủ đề đã đưa ra, đảm bảo nội dung phải hoàn chỉnh và có sự khác biệt. Phân chia trang web của bạn thành những chủ đề nội dung nhỏ, thích hợp. Điều này sẽ giúp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm có thể xác định một các dễ dàng chủ đề nội dung của website, và xếp hạng cho những chủ đề đó.


Nếu website của bạn không phải là Amazon.com, thì đương nhiên website của bạn không thể chuyên sâu vào mọi vấn đề được. Tốt nhất là chỉ tạo ra một nội dung xuyên suốt cho website, và hãy cố gắng tối ưu hóa nội dung đó.


Lời khuyên: Nếu bản phải tranh luận với các nhà thiết kế web hoặc các nhà quản lý marketing về vấn đề cấu trúc trang web thế nào để phù hợp với SEO. Đừng quá phân vân, bạn đang thiết kế cấu trúc SEO theo nội dung, và cứ hãy triển khai theo hướng đó. Hãy chỉ suy nghĩ và đưa ra những điểm hữu ích trong lời khuyên của họ.


3. Xây dựng chiến dịch marketing kỹ thuật số


Chiến dịch marketing kỹ thuật số là hình thức marketing sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật số (Internet, thiết bị di động, các kênh tương tác) để quảng bá sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng với chi phí thời gian và tiền bạc hợp lý


Ngày nay, các cuộc thảo luận về SEO rất phổ biến, với những chủ đề xoay quanh mỗi quan hệ của SEO với marketing trên Internet, ngành khoa học tìm kiếm. Tôi đã từng nghe về tất cả, những vấn đề nêu trên, nhưng chưa có một nhận định nào đúng về bản chất của SEO.




Với ý nghĩ đó, tôi đã có định nghĩ SEO cho riêng mình. SEO là quá trình tối ưu hóa mọi thứ liên quan đến website (Search Everywhere Optimazation). Bởi vì là một SEO-er, chúng ta luôn hi vọng, khách hàng có thể biết tới mọi thứ trang website thông qua những click chuột vào kết quả tìm kiếm hữu cơ.

Để thực hiện được chiến dịch tối ưu hóa mọi nơi trên website (Search Everywhere Optimation), những chiến lược marketing kỹ thuật số là là điều thực sự quan trọng.


Có rất nhiều những phương pháp marketing kỹ thuật số bạn có thể áp dụng với website. Hai phương pháp bạn sử dụng phổ biến nhất là marketing qua email và quảng bá online qua các phương tiện xã hội.


Các chiến lược marketing kỹ thuật số, nhìn chung, sẽ giúp bạn:


- Phát triển số lượng khách hàng trung thành

- Phát triển uy tín thương hiệu như là một chuyên gia trong ngành

- Xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các công ty có sức ảnh hưởng trong ngành

- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng

- Thu hút khách hàng mới vào trang web của bạn

- Giảm tỷ lệ thoát (bounce rate)


4. Thiết kế nội dung thích hợp với nhiều loại màn hình


Hãy tạo ra một thiết kế trang web dễ sử dụng và hoạt động tốt, nhanh chóng trên tất cả các thiết bị - đặc biệt là điện thoại di động và máy tính bảng.


Tại sao lại là điện thoại và máy tính bản? Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các thiết bị mobile trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Google đã từng khẳng định rằng, website mà có thiết kế không tạo được những trải nghiệm tốt cho mobile là những website mà Google đánh giá thấp, và chắc chắn sẽ không được xếp hạng cao trên Google.




Thường thì đây là yếu tố mà các SEO-er hay quên. Nhưng từ giờ hãy nhớ rằng, việc tối ưu hóa website bao gồm cả tối ưu hóa thiết kế cho thiết bị di động ( một trang web mà có của cấu trúc URL riêng, thường có thêm tên miền phụ "m." trước URL bình thường). Điều đó cũng có nghĩa hay tạo ra thiết kế trang web, linh hoạt, dễ thay đổi và thích nghi với các phiên bản máy tính cũng như điện thoại.

Sử dụng thiết kế linh hoạt để phát hiện các thiết bị và điều chỉnh cách bài trí phù hợp có thể là một phương pháp tối ưu nhất. Bạn chỉ có một URL cho bất kỳ loại thiết bị nào nhưng sẽ có sự điều chỉnh về giao diện cho riêng từng loại thiết bị. Phương pháp này hoạt động hiệu quả trên smartphone, máy tính bảng, laptop...


Phương pháp này có khá nhiều ưu điểm: bộ máy tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu một cách hiệu quả, chuyển hướng nhanh, và chỉ một trang duy nhất để bộ máy tìm kiếm lập chỉ mục và xếp hạng. Người dùng và Google đều hài lòng về phương pháp này.


Google khuyên bạn không ngăn chặn sự thu thập dữ liệu từ các nguồn như CSS và JavaScript vì những nguồn này cần dữ liệu để xây dựng nên một thiết kế linh hoạt cho web của bạn.


Một nhược điểm của phướng pháp này là tốn nhiều thời gian tải trang. Hãy chắc chắn rằng các thiết bị di động có thể tải nội dung trang một cách nhanh chóng không phải tốn nhiều thời gian tải các nội dung nặng (như video và các quảng cáo - bạn nên không hiển thị cho người sử dụng mobile). Điều này gây cản trở cho người dùng mobile. Nếu một vấn đề với các nội dung là vấn đề cần thiết cho web mobile, hãy xem xét phướng pháp tiếp theo mà tôi đề cập đến.


5. Tiến hành nghiên cứu truy vấn từ khóa


Nghiên cứu các truy vấn từ khóa để thức đẩy các nền tảng xã hôi, thấu hiểu thị trường tìm kiếm, và hiểu được những gì người dùng đang tìm kiếm với website của bạn.


Mục tiêu quan trọng nhất của việc nghiên cứu từ khóa là thấu hiểu được người dùng, mục tiêu và những gì họ đang mong đợi ở website của bạn. Từ đó, rút kinh nghiệm, tạo ra những nội dung mà họ cần, cũng như tối ưu hóa nội dung cho những từ khoa mà người dùng đang sử dụng.




Điều này có ý nghĩa gì?

Mỗi một tìm kiếm của người dùng đều có mục tiêu và hoàn cảnh nhất định:


- Mục tiêu người đung: người dùng đang muốn nói gì qua những truy vấn tìm kiếm của họ?

- Bối cảnh: Tìm kiếm được thực hiện ở đâu? Họ tìm kiếm bằng phương tiện gì (máy tính, điện thoại)?

- Từ đó xác định

- Thông tin: Tôi có thể rút ra được gì với những người dùng giống nhau cùng sử dụng một từ khóa tìm kiếm?

- Kết nối: Nếu tôi có thể xác định được người dùng này, họ có thể giúp gì được cho tôi (vị trí địa lý, thời gian)?




Nhìn chung, những truy vấn tìm kiếm web thể hiện rõ mục đích của khách hàng. Những câu hỏi đó nói lên nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin mà khách hàng hi vọng sẽ tìm đươc trong website của bạn. Sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng dữ liệu tìm kiếm web của khách hàng để nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty.

Bước tiếp theo là xem xét những truy vấn tìm kiếm đó để đánh giá xem những truy vấn nào góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty. Chúng tôi thống kê được một số câu hỏi của khách hàng như sau:




“Tôi có thể mua vé online cho cả gia đình ở đâu?”

“Tôi có thể nâng cấp từ vé ngày thành vé vào cửa cả năm được không ?”

“Tôi có thể nâng cấp từ vé vào cửa chỉ dành cho 1 công viên lên loại vé có thể dùng cho toàn hệ thống công viên của công ty được không?”



Kết thúc cuộc điều tra, chúng tôi thống kê được rằng khỏang 15% số truy vấn và hơn 225.000 tìm kiếm góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty. Hiểu một cách đơn giản là nếu một khách hàng muốn nâng cấp từ vé ngày lên vé năm, thì dựa vào kết quả tìm kiếm, công ty sẽ tạo nên cho họ một website mới mà cho phép họ chuyển đổi trực tuyến hoặc ít nhất trang web đó sẽ có những hướng dẫn về cách thức, địa điểm để khách hàng có thể chuyển đổi vé thành công

Một điều chúng ta có thể thấy rõ rằng, việc nghiên cứu truy vấn đã giúp cho công ty đó hoàn thiện hơn về hệ thống dịch vụ cũng như hệ thống sản phầm. Những câu hỏi tìm kiếm của khách hàng chính là cơ sở cho công ty tạo ra những website với những nội dung mới, để giải quyết như cầu của khách hàng. Hiểu 1 cách đơn giản, ví dụ như chính những câu hỏi tìm kiếm về cách thức đặt vé online hay cách nâng cấp loại vé đã làm cho công ty phát triển thêm các website về đặt vé online và nâng cấp vé. Và điều đó, cũng đồng nghĩa rằng, bạn đã tối ưu website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm với người dùng


6. Hãy tạo ra một nội dung có độ dài vừa đủ.


Không có một độ dài lý tưởng nào cho nội dung trang web. Mội nội dung chất lượng không cần quá dài, mà chỉ cần đáp ứng mục đích sử dụng và phù hợp với những gì người dùng đang tìm kiếm.


Tôi nhớ thời điểm khi mà mọi người đều thích sử dụng chức năng đếm số từ cho nội dung trên website. Đó cũng là khi mà mật độ từ khóa được nhồi nhét một cách kinh khủng. Những ngày đó đã chấm dứt khi càng ngày, Google càng cập nhật nhiều thuật toán về vấn đề này.




Sự thật là:

Hãy tạo ra nội dung có đội dài vừa đủ, không quá dài cũng không quá ngắn!


Thực sự là không có một nghiên cứu nào chỉ ra chiều dài lý tưởng của một trang web. Bởi, 1 trang web dù có bao nhiêu từ cũng phải đảm bảo được những yếu tố và tính năng nhất định.


Hãy xem xét những yếu tố dưới đây:


- Tính độc đáo của trang so với các trang khác trên website

- Tính độc đáo của trang so với các trang trên các website khác

- Giá trị nội dung mà nó mang lại cho người dùng? (Nó có đáp ứng được với những gì người dùng tìm kiếm. Điều này có thể xem xét thông qua số lượng truy cập, thời gian truy cập trên trang, số lượng chia sẻ, kết nối . . )

- Khả năng truy cập vào trang đó từ trang chủ của website (thông qua nhấp chuột).

- Khả năng, sức thu hút của nội dung với các phương tiện (hình ảnh / video / văn bản). Có được hình ảnh, video trong nội dung sẽ dễ dàng thu hút và lôi cuốn người dùng hơn.


Bạn có thể thấy đấy, không có yếu tố nào được đề cập bên trên chỉ ra, bao nhiêu là số lượng từ cần thiết cho mội nội dung. Không quan trọng dài hay ngắn, miễn là nội dung của bạn chất lượng, có ích cho người dùng. Như thế, sẽ được Google đánh giá cao trên trang kết quả tìm kiếm.


7. Các thẻ nội dung


Các thẻ meta description, title, meta keywords... sẽ giúp người đọc biết được loại nội dung trong liên kết mà họ sắp truy cập.


Ngoài ra những thẻ meta này cũng giúp cho Google Spider biết được website đó mang nội dung gì và hướng người dùng đến với website của họ dựa trên các truy vấn tìm kiếm mà người dùng đang tìm kiếm. Trong đó thể titile là quan trọng nhất.




Hãy tưởng tượng hàng ngàn các Google Robot nhỏ xíu đi vào trang web tìm kiếm những nội dung liên quan đến hàng triệu truy vấn tìm kiếm. Khi các Googlebot tìm thấy website của bạn, những thông tin quan trọng nhất mà chúng thu thập được là các Tiêu đề của trang.

Thẻ tiêu đề đặt tiêu đề cho mỗi trang ở giữa 2 phần mở đầu và kết thúc của tag tiêu đề trong mã HTML của bạn.


Các tiêu đề trang được hiển thị:


- Trong thanh trên cùng của trình duyệt web ở trang mà hiện tại bạn đang xem.

- Trên dòng trên cùng của mỗi truy vấn trong các kết quả tìm kiếm.

- Text ngầm định được sử dụng cho việc đánh dấu một trang web trong trình duyệt.


Hãy bắt đầu với một đầu đề hấp dẫn rồi mới làm SEO (tối ưu website cho các bộ máy tìm kiếm)

Khi site của bạn xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm, Tiêu đề là cơ hội đầu tiên mà bạn phải nhận thấy và gây ấn tượng. Một tiêu đề hứa hẹn một lợi ích đối với các khách hàng tiềm năng sẽ làm tăng cơ hội được nhấp chọn. Nếu không có một tiêu đề khuyến khích nhấp chọn thì tất cả các nỗ lực SEO nhằm thúc đẩy site bạn trong kết quả tìm kiếm sẽ bị lãng phí.


Phương pháp SEO cho thẻ tiêu đề:


Trước khi bạn có thể tối ưu thẻ tiêu đề của mình, bạn sẽ cần nghiên cứu các từ khóa SEO có giá trị nhất. Về chiến lược, kết hợp các từ khóa của bạn vào thẻ tiêu đề là một thủ thuật SEO mạnh mẽ. Hãy chắc là sử dụng các từ khóa tương tự trên thẻ tiêu đề trong các nội dung của trang web.


Các lời khuyên hàng đầu để tối ưu thẻ tiêu đề cho các bộ máy tìm kiếm


- Đặt các từ khóa quan trọng nhất lúc bắt đầu.

- Viết các tiêu đề sử dụng chữ hoa, như tiêu đề của một cuốn sách.

- Hãy để chiều dài của tiêu đề tối đa là 65 ký tự.


Tránh các lỗi tối ưu thẻ tiêu đề


- Không đặt tiêu đề gì. Có hơn 35 triệu trang web được gọi là: “Tài liệu không tên”. Chúng chắc chắn chẳng có giá trị SEO nào.

- Tất cả các thẻ tiêu đề trang giống nhau sẽ bỏ lỡ một cơ hội SEO lớn. Tối ưu mỗi trang với thẻ tiêu đề riêng của nó.

- Lãng phí không gian với việc đặt đầy các từ. Sử dụng các cụm từ chính xác. Cân nhắc từng từ. Sử dụng ký tự “nét thẳng đứng” để phân cách các cụm từ.

- Nhồi nhét từ khóa. Không ai sẽ click vào một tiêu đề trong các kết quả tìm kiếm mà chỉ bao gồm một mớ những từ khóa. Google cũng không thích điều đó.


8. Đừng lạm dụng tối ưu hóa quá mức.


Đó là một điều phổ biến với nhiều SEO-er và là một yếu tố họ nên khắc phục.


Bạn có bị "tấn công” bởi các bản cập nhật Panda hay Penguin của Google không? Bạn có đang đấu tranh để khôi phục lại thứ hạng website, hay đã hoàn toàn bình phục nhưng vẫn lo lắng không yên về lần cập nhật tiếp theo? Dù bạn tự nhận mình là chuyên gia SEO hay chỉ làm SEO vào những lúc rảnh rỗi, việc kiểm tra và đánh giá lại website để đảm bảo không yếu tố nào bị Google “kết tội” tối ưu hóa quá mức là một hành động khôn ngoan, khi các hình thức thanh lọc và hình phạt Penalty ngày càng trở nên nghiêm khắc.




Nhiều SEO-er đang quá tham lam, họ dùng mọi thủ thuật để tối ưu hóa một website quá mức cho phép, như lạm dụng anchor text, các liên kết ở đầu trang, cuối trang. Cái gì quá mức cho phép cũng không tốt. Hãy luôn luôn sử dụng ở một chừng mực nhất định để tránh Google nhòm ngó tới website của bạn.

Tối ưu hóa ngày nay nên được tập trung xung quanh việc tạo ra một trải nghiệm thân thiện người dùng, với các liên kết nội bộ và nội dung có lợi cho người dùng và được Google đánh giá cao. Đó mới là điều bạn nên hướng tới.


Chân trang web có số lượng lớn liên kết được thêm vào chưa hẳn đã là một điều tốt. Điều đó đôi khi sẽ làm Google đánh giá thấp website của bạn và xem xét website của bạn như một web spam. Chung quy lại, tất cả những điều tối muốn nói ở đây là, hãy chắc chắn đừng có bất cứ một hành động spam nào trên website của bạn. Điêu đó chỉ làm Google đánh giá thấp và xếp hạng thấp cho website của bạn, hoặc nặng hơn, website của bạn sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng từ Google.


9. Tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng


Cải thiện những trải nghiệm cho người dùng không chỉ làm tăng lòng tìn, độ tin tưởng của người dùng, mà còn làm họ dễ dàng có những chia sẻ nội dung đó trên các trang xã hội.


Trang web của bạn cần cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu họ cần. Điều quan trọng là suy nghĩ về cách người dùng sử dụng trang web của bạn khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Đảm bảo xem xét ràng buộc về thời gian của họ, cho dù họ đang sử dụng thiết bị di động hay máy tính.




Sử dụng các mẹo này để giúp bạn nghĩ về những trường hợp sử dụng mà người dùng của bạn có thể trải nghiệm:

- Trường hợp: Những trường hợp nào mà người dùng trong đó tạo ra chúng để tìm kiếm thông tin trên trang web của bạn?

- Giới hạn tính năng: Phiên bản trên điện thoại di động của trang web chỉ nên bao gồm các tính năng cốt lõi của trang web mà chúng sẽ giúp người dùng của bạn tìm thông tin họ đang tìm kiếm. Lưu các tính năng nâng cao khác cho trang web trên máy tính để bàn nơi người dùng của bạn có thêm một chút thời gian.

- Tốc độ: Người dùng chỉ có vài giây do đó, hãy đảm bảo trang web của bạn tải nhanh như chớp. Công cụ Tốc độ trang ​​của Google có thể giúp bạn tối ưu hóa thời gian tải.

- Khoan dung: Người dùng mắc lỗi, đặc biệt trên điện thoại di động. Hãy để họ dễ dàng hoàn tác và quay lại vị trí trước đó mà không phải sử dụng nút quay lại.


10. Luôn hướng đến những liên kết tự nhiên.


Hãy tạo ra những nội dung chất lượng, những liên kết tự nhiên sẽ đến với website của bạn.


Đừng sử dụng những thủ thuật để có được những liên kết không tự nhiên. Không sớm thì muộn, những liên kết đó cũng sẽ bị Google phát hiện, mang lại ảnh hưởng xấu cho website của bạn.




Có lẽ là một SEO-er, ai cũng biết điều đó. Nhưng vấn đề ở đây là, làm sao để tạo ra được nhiều liên kết tự nhiên?

Với những thay đổi gần đây với các chiến lược liên kết, ví dụ chiến lược liên kết từ các guest blog khách, các widget và thông cáo báo chí liên kết đã buộc SEO phải thích ứng với các anchor text kém chất lượng, người sử dụng tập trung nhiều hơn phải liên kết, và SEO-er đôi khi nên sử dụng “nofollow” trong nhiều liên kết.


Google không chỉ đưa ra một lời khuyên về việc xây dựng các liên kết tự nhiên, mà họ cũng đã tạo ra những thuật toán để ngăn cấm cũng như trừng phạt những website cố tình sử dụng những lên kết không tự nhiên. Thuật toán Penguin là một dẫn chứng cho điều này. Trong những năm tới, tôi dám chắc rằng, Google sẽ cập nhật nhiều thuật toán liên quan đến vấn đề này hơn nữa.


Mặc dù một lời khuyên luôn được Matt Cutt của Google đưa ra là hãy tạo ra nội dung lớn chất lượng – nó sẽ tự thu hút các liên kết tự nhiên, nhưng thực tế, SEO vẫn cần phải dựa vào các phương pháp tiếp cận, các phương pháp marketing để giới thiệu thương hiệu đến các trang web có liên quan với hy vọng họ sẽ là những đối tác, nhà tài trợ, và sẵn sàng gửi các liên kết tự nhiên đến website của mình. Như vậy, lời khuyên tốt nhất ở đây là gì? Kết hợp giữa một nội dung chất lượng và một chiến lược tiếp cận , quảng bá sẽ là một phương pháp hoàn hảo, mang lại những liên kết tự nhiên.


Còn với những liên kết không tự nhiên, bạn nên làm thế nào? Nếu bạn đã ý thức được về các ảnh hưởng tiêu cực của các liên kết không tự nhiên, hãy sử dụng các công cụ từ chối liên kết, hoặc sử dụng thuộc tính "nofollow" với các liên kết đó.


11. Xây dựng thương hiệu


Hãy xây dựng thương hiệu bằng các phương pháp online và offline thông qua các tổ chức, hiệp hôi, các trang xã hội …


Kể từ khi thuật toán Vince ra đời, vấn đề về thương hiệu là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết trên các kết quả tìm kiếm. Bởi Vince đã thay đổi nguyên tắc xưa kia, Google sẵn sàng xếp những website của những công ty có thương hiệu lên trước những công ty không có danh tiếng, không có thương hiệu với người dùng.




Thế nào là xây dựng thương hiệu online?

Thương hiệu là một các gì đó để lại ấn tượng và thu hút người dùng. Khi người dùng tìm kiếm, họ nhìn thấy những website đến từ thương hiệu đó, họ sẽ sẵn sàng click và truy cập vào. Như thế, cũng có nghĩa là, thương hiệu một phần là lòng tin và độ tin tưởng của nười dùng.


Xây dựng thương hiệu online là điều thực sự quan trọng. Bạn phải hiểu được điều đó. Có nhiều khi cả 3 kết quả đầu tiên của trang kết quả tìm kiếm đều đến từ một website? Vì sao vậy? Vì website đó đã xây dựng được thương hiệu, mà ngay cả Google cũng tin tưởng website đó.


12. Sử dụng Authorship (quyền tác giả) để xây dựng thương hiệu cá nhân.


Hãy đánh dấu và thông báo với Google về quyền tác giả cho những nội dung trên website của bạn.


Thương hiệu cá nhân cũng được ưa chuộng bởi công cụ tìm kiếm, đặc biệt trong việc Google đánh giá các trang web như một trang web hữu ích với người dùng, kết nối và tương tác với các thương hiệu mà họ tin tưởng.




Sự kết nối giữa nội dung, người dùng và thương hiệu là một điều hết sức quan trọng. Đó là cơ sở để tạo lập niềm tin của người dùng với một thương hiệu.

Với Authorship (quyền tác giả), hãy thông báo với Google bằng nhiều những phương pháp khác nhau để đảm bảo rằng các authorship của bạn được công nhận. Và nội dung đó sẽ được đánh dấu quyền tác giả với bất cứ chia sẻ nội dung nào. Có nhiều trường hợp, các website khác copy nội dung từ website của bạn, và thay đổi tác giải bài viết. Vì thế, việc làm Google xác nhận authorship ngay khi nội dung được tạo ra là một điều rất quan trọng.


Tại sao nên quan tâm đến Authorship? Hình ảnh của tác giả nội dung sẽ xuất hiện bên cạnh kết quả trong trang tìm kiếm. Điều đó sẽ thu hút người dùng, và cải thiện tỷ lệ click chuột!


13. Sử dụng các trang xã hội.


Hãy thiết lập profile và kết nối website có liên quan đến các đối tượng người dùng. Cách phổ biến nhất để thực hiện điều này ngày nay là các trang mạng xã hội.


Các dấu hiệu xã hội nên bao gồm:


- Thiết lập profile cho website trên các trang xã hội có liên quan.

- Tối ưu hóa profile về nội dung chủ đề cũng như vị trí địa lý

- Đăng các nội dung thú vị hoặc các thông tin, nội dung liên quan bằng profile đó trên các trang xã hội

- Kết nối với người dùng tiềm năng

- Tương tác, comment với người dùng




Các tương tác xã hội đã dần trở nên quan trọng hơn trong việc giúp thúc đẩy và đưa nội dung đến với người dùng. Không những thế, việc đề cập (mention) nội dung của bạn trên các trang mạng xã hội là một điều rất bổ ích. Những đề cập đó sẽ được bộ máy tìm kiếm thu thập và đánh giá xếp hạng.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc comment, share các nội dung trên trang mạng xã hội là một yếu tố quan trọng để thiết lập lòng tin của khách hàng vào công ty... nhưng cũng phải đám bảo đó là những mention, comment, share tích cực.


Kết luận


Còn rất nhiều chiến thuật khác để giúp một website được hiển thị với những kết quả đầu tiên của trang tìm kiếm, nhưng có lẽ 13 phương pháp trên là qua đủ để bạn xem xét. Nếu có những chiến thuật hay hơn, hãy chia sẻ dưới đây.


- Ghi rõ nguồn www.thegioiseo.com khi đăng lại bài viết này.

- Bài viết của tác giả Grant Simmons (SEW).




Thủ thuật Seo - Seo tips 10 thủ thuật để có thứ hạng cao trên Google

Back to TOP