Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Phạt tiền nặng nếu tự ý cơi nới chung cư


Nghị định nêu rõ, sẽ phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: Kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức.


Bên cạnh đó, các hành vi như: Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.



Ảnh minh họa.


Quy định hình thức xử phạt trong quản lý phát triển nhà ở, Nghị định nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định; chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu riêng hoặc sử dụng riêng làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng.


Cũng theo Nghị định này mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỷ đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là 300 triệu đồng. Cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt so với tổ chức.


Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 30/11/2013. Với quy định xử phạt nêu trên việc tự ý cơi nới chung cư sẽ được hạn chế trong thời gian tới.
















Hiện nay, ở các nhà chung cư cũ có rất nhiều hộ trong nhà chung cư đã xây bể, lắp đặt bồn chứa nước bằng tôn, i-nốc trên nóc nhà để dự trữ nước phục vụ sinh hoạt, không chỉ làm ảnh hưởng khả năng chịu lực, độ an toàn của nhà chung cư, gây nguy hiểm cho người dân mà làm xấu cảnh quan đô thị.


Ở Hà Nội, nhiều ngôi nhà trong nội thành được xây dựng từ những năm 1990 – 1995 đến nay đã qua tay nhiều chủ rồi đột nhiên bị phá dỡ nóc, xây thêm 2 – 3 tầng, “chuồng cọp”, ban công rủ nhau đua ra ngoài hàng chục phân, mặc dù không biết nền móng có chịu được tải hay không? Với những ngôi nhà nền móng yếu hoặc kết cấu ngôi nhà không đủ sức chịu lực, nhưng rung động nhẹ như động đất khoảng 1 – 2 độ richte bản thân người dân chưa đủ khả năng cảm nhận được nhưng ngôi nhà với rất nhiều trọng tải thì vẫn bị ảnh hưởng. Đặc biệt những ngôi nhà ở gần mặt đường, hàng ngày có hàng nghìn xe cộ qua lại, dư trấn ảnh hưởng cũng không hề nhỏ.




Nguyễn Sen





www.nguoiduatin.vn

Back to TOP