Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Phúc thẩm 'bầu' Kiên: Một bị cáo được giảm án


Theo lịch làm việc đã được HĐXX công bố vào cuối tuần trước, hôm nay (15/12), phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên (tức “bầu” Kiên) và đồng phạm bước vào phần tuyên án.


Theo tin tức trên VOV, Trong phiên phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên vẫn kháng cáo kêu oan cả bản án trong khi một số bị cáo chuyển nội dung kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt.


Dù các bị cáo, luật sư bào chữa đưa ra nhiều lý lẽ gỡ tội song đại diện VKSND Tối cao vẫn đề nghị y án sơ thẩm vì cho rằng kháng cáo xem xét lại tội danh của các bị cáo là không có cơ sở, trong đó Nguyễn Đức Kiên bị án nặng nhất với 30 năm tù giam. Duy nhất bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (nguyên phó tổng giám đốc ngân hàng ACB) được đại diện VKS đề nghị toà chấp nhận một phần kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo dưới 2 năm tù (là mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên).


Phúc thẩm 'bầu' Kiên: Một bị cáo được giảm án - Ảnh 1


Nguyễn Đức Kiên (áo sơ mi sáng màu) cùng các bị cáo nghe toà tuyên án - Ảnh: Báo Người Lao Động.


Theo đó, vào 14h14 Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh bắt đầu đọc bản tóm tắt Diễn biến tại phiên tòa sơ thẩm


Tại phiên phúc thẩm các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải giữ nguyên nội dung kháng cáo.


Công ty Thiên Nam rút toàn bộ nội dung kháng cáo. Công ty cổ phần B&B rút nội dung kháng cáo.


HĐXX phân tích từng nhóm hành vi phạm tội.


Đối với hành vi kinh doanh trái phép của bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Thời điểm xảy ra vụ án, nhà nước luôn khuyến khích các hành vi kinh doanh.


Tuy nhiên pháp luật bắt buộc doanh nghiệp kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Mọi trường hợp kinh doanh không đăng ký là kinh doanh trái phép.


Bị cáo Kiên và người bào chữa cho rằng hoạt động kinh doanh là theo Luật đầu tư, Luật Chứng khoán… nhưng HĐXX xét thấy 6 công ty của Bầu Kiên không đăng ký mã ngành kinh doanh tài chính.


Công Ty Thiên Nam của Bầu Kiên không đăng ký mã ngành 46624 là mã ngành buôn bán vàng bạc…


HĐXX xác định sau khi thành lập, các công ty của bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã tiến hành nhiều hoạt động đầu tư tài chính. HĐXX xác định rõ đâu là hành vi đầu tư trực tiếp, đâu là đầu tư gián tiếp.


Cụ thể, các công ty của bị cáo Kiên gồm công ty B&B, công ty AFG, công ty ACBI, ACI và ACI-HN đã phát hành trái phiếu, dùng tiền thu được mua cổ phiếu của các ngân hàng, góp vốn vào các doanh nghiệp khác…


Trên báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến của tòa, các bị cáo và luật sư cho rằng hành vi gửi tiền thì ACB không bị thiệt hại, Vietinbank đang quản lý là không có cơ sở vì đến nay số tiền chưa thu hồi được.


Việc ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền vào ngân hàng khác của các bị cáo làm méo mó thị trường, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà Nước.


Về việc đầu tư cổ phiếu, thông qua KienlongBank và VietBank, ACBS đã chuyển tiền cho hai công ty ACI và ACI HN đầu tư vào cổ phiếu của chính ACB.


Trong khi ACBS là công ty con do ACB sở hữu 100% vốn. KienlongBank và VietBank chỉ là cầu nối để ACB chuyển tiền cho ACI và ACI HN mua cổ phiếu. Tại tòa các bị cáo khai việc này thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên.


Từ những căn cứ trên đây, HĐXX xác định bị cáo Kiên nói không chỉ đạo ACBS mua cổ phiếu của ACB là không có căn cứ.


Bị cáo Lý Xuân Hải khai không chỉ đạo chuyển tiền cho KienlongBank và VietBank để mua cổ phiếu của ACB, quan điểm này là không chính xác. Bị cáo là Tổng giám đốc, phải chịu trách nhiệm tại ACB.


HĐXX xác định ngoài thiệt hại phi vật chất, hành vi của các bị cáo gây thiệt hại cho ACB hơn 687 tỷ đồng. Hành vi này là cố ý làm trái, quy kết của tòa sơ thẩm là có căn cứ pháp luật, không oan.


Hành vi cố ý làm trái là đặc biệt nghiêm trọng, việc ký kết, chuyển nhượng đều do Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo.


Việc chuyển tiền qua các ngân hàng KienlongBank VietBank đều là các ngân hàng do Nguyễn Đức Kiên thao túng. Thiệt hại không chỉ hàng ngàn cổ đông của ACB mà ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế quốc dân. Việc xét xử nghiêm minh các bị cáo là cần thiết.


Xét kháng cáo của từng bị cáo, HĐXX cho rằng:


- Đối với Nguyễn Đức Kiên: tòa sơ thẩm quy kết với bị cáo là không oan.


- Kháng cáo của bị cáo Lý Xuân Hải: không có căn cứ cháp nhận.


- Xét kháng cáo của bị cáo Lê Vũ Kỳ: có căn cứ chấp nhận. Bị cáo đã khai báo thành khẩn, ăn hăn hối cải.


Còn các bị cáo Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn kháng cáo nhận tội, xin giảm nhẹ là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên HĐXX sơ thẩm xử phạt các bị cáo mức án đúng người đúng tội, do đó không có căn cứ chấp nhận kháng cáo


HĐXX cho rằng không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của công ty B&B.


Từ nhận định trên, HĐXX quyết định:


- Đình chỉ xét xử phúc thẩm với công ty Thiên nam (do rút kháng cáo)


- Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Lê Vũ Kỳ, một phần kháng cáo của B&B, một phần kháng cáo của Nguyễn Đức Kiên về phần số thuế truy nộp. Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo còn lại.


Tòa tuyên y án sơ thẩm, xử phạt Nguyễn Đức Kiên: 20 tháng tù về tội kinh doanh trái phép, 18 năm tù về tội cố ý làm trái, 6 năm 6 tháng tù về tội trốn thuế và 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt chung Nguyễn Đức Kiên phải chấp hành án 30 năm tù.


Tòa cũng tuyên phạt Kiên hơn 75 tỷ về tội trốn thuế, phạt 100 triệu hành vi lừa đảo đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng trong vòng 5 năm sau khi mãn hạn tù.


- Bị cáo Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB): 8 năm tù


- Bị cáo Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 4 năm tù


- Bị cáo Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 4 năm tù


- Bị cáo Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB) 3 năm tù


Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ACB) 2 năm tù.


Các bị cáo bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong vòng 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt.


'Bầu' Kiên buột miệng tiết lộ 'nhiều vấn đề lớn'.









TAND TP Hà Nội đã xét xử vụ sơ thẩm án này trong vòng 21 ngày (từ 20/5 đến 9/6/2014) và tuyên phạt:


- Nguyễn Đức Kiên: 20 tháng tù về tội kinh doanh trái phép, 18 năm tù về tội cố ý làm trái, 6 năm 6 tháng tù về tội trốn thuế và 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.


Nhóm tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:


- Bị cáo Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB): 5 năm tù, cấm đảm nhiệm chức vụ trong vòng 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt.


- Bị cáo Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc ACB): 8 năm tù.


- Bị cáo Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB): 4 năm tù.


- Bị cáo Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB): 3 năm tù và Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên HĐQT ACB): 2 năm tù.



Gia Huy (Tổng hợp)



Mời quý độc giả đọc báo qua RSS để có thêm nhiều thông tin hơn.




www.nguoiduatin.vn

Back to TOP