Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đệ tử thuê đầu gấu đánh sư thầy


Theo tin tức nhận được, chiều ngày 10/2, TAND huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) đã tiến hành xét xử các bị cáo Nguyễn Thị Định (SN 1967, thôn Tào Xá, xã Đông Cường), Lê Xuân Thủy (SN 1966, huyện Đông Hưng), Nguyễn Văn Hiền (SN 1971, thôn Đồng Cừ, xã Đồng Hải, huyện Quỳnh Phụ) về tội “Cố ý gây thương tích”.


Vụ việc xuất phát từ việc “đệ tử” có tên Nguyễn Thị Định hành hung, ép buộc bà Tô Minh, trụ trì chùa Tào Xá để chiếm đoạt tiền công đức suốt gần ba năm qua.


Đệ tử lấy tiền công đức để ăn chơi


Năm 2009, bà Định vốn là người dân sinh sống tại thôn Tào Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt đầu thường xuyên đi lại công đức tại chùa Phúc Hưng (nơi sư thầy Thích Đàm Minh được giao trông nom). Dù trước kia bà Định có tiếng là “thành phần bất hảo” trong thôn, nhưng khi bà Định bày tỏ mong muốn tu hành thì bà Minh cùng các phật tử địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ cho ở lại làm đệ tử tại chùa. “Nào ngờ, sau đó chưa đầy hai năm bị cáo Định trở mặt, thường xuyên hành hung bà Minh và lấy tiền công đức cũng như của công để ăn chơi”, theo lời nhiều người dân trong thôn cho biết.


Đỉnh điểm là vào tháng 12/2013, thầy Minh bị đệ tử của mình là bà Định đánh đến “chết” ngất ra giữa sân chùa, trước mặt dân làng cùng quý phật tử thập phương. Sau đó, bà Minh phải đi “lánh nạn” chữa bệnh tại nhà cháu gái ở Gia Lâm, Hà Nội. Sự việc trên lập tức đã tạo ra một làn sóng phản đối trong thôn và bắt bà Định phải trả lại sự tôn nghiêm nơi cửa Phật. Trước thái độ kiêm quyết của nhân dân trong thôn cùng các phật tử, ngày 30 tết âm lịch năm 2014, bà Định buộc phải thu dọn hành trang rời khỏi chùa Hưng Phúc. Trong thời gian này, bà Minh đã ra nhà bà Chúc (TP Hạ Long, Quảng Ninh) – vốn là một người hay đi lại làm công đức tại chùa Phúc Hưng để tiếp tục dưỡng thương.


Đệ tử thuê đầu gấu đánh sư thầy - Ảnh 1


Đến ngày mùng 1 tết âm lịch năm 2014, theo đề nghị của các phật tử và người dân trong thôn Tào Xá, bà Chúc đã đưa bà Minh trở lại chùa để phục vụ tín ngưỡng của bà con địa phương.


Đến trưa ngày 13/2/2014 có hai đối tượng lạ mặt bịt khẩu trang (được xác định là Hiền và Quyến - hung thủ trong vụ án) xông vào chùa Phúc Hưng đánh trọng thương bà Chúc và bà Kém rồi bỏ trốn.


Theo đơn kiến nghị của hai nguyên đơn: Trần Thị Chúc và gửi cho các cơ quan chính quyền tỉnh Thái Bình có trình bày sự việc lý do bà Kém bị đánh là do bà Kém, bà Liên, bà Ngà là những người hay đứng ra bênh vực thầy Thích Đàm Minh và cũng là những người đã chứng kiến những hành vi ngang ngược của bà Định. Vì vậy, bà Định đã nhờ anh Thủy (người yêu cũ của chị gái của bà Định) thuê côn đồ hành hung. Nhưng anh Thủy không quen giới xã hội đen nên đã nhờ đối tượng Hiền, Quyến đến muợn xe của Giàu đi đến nhà bà Định ăn nhậu vào sáng ngày 13/02/2014. Sau khi ăn nhậu thì chúng đến chùa gây sự và đánh bà Kém và bà Chúc gây thương tích nghiêm trọng.


Thương tật 15 % vẫn không được coi là bị hại


Người bị hại là bà Chúc và bà Kém khẳng định đến thời điểm phiên tòa diễn ra, các bà này vẫn chưa nhận được bản Kết luận điều tra của cơ quan công an cũng như Cáo trạng của Viện kiểm sát. Khi người bị hại hỏi có thể được xin một bản phôtô cáo trạng hay không thì Chủ tọa phiên tòa khẳng định: “Về nguyên tắc thì điều này là… không được!”.


Đệ tử thuê đầu gấu đánh sư thầy - Ảnh 2


Bị cáo Thủy (ngoài cùng bên trái) Hiền (ngồi giữa) và Nguyễn Thị Định (ngoài cùng bên phải) tại tòa.


Điều đáng nói nhất là vai trò của bà Kém trong vụ án này đã bị gạt sang một bên. Với tỉ lệ thương tật sau khi bị hành hung là 15% nhưng bà Kém chỉ được coi là “người làm chứng” chứ không được xem xét với tư cách là người bị hại trong vụ án.


Sau khi tiến hành xét hỏi các bị cáo và tranh luận tại phiên tòa, đại diện VKSND huyện Đông Hưng giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị mức án dành cho bị cáo Nguyễn Thị Định từ 9 tháng đến 12 tháng án treo; Lê Xuân Thủy 9 tháng án treo; Nguyễn Văn Hiền 3 tháng tù giam.


Diễn biến phức tạp không ăn khớp của vụ án.


Tại phiên tòa, mặc dù các bị cáo Thủy và Hiền đều thừa nhận những chi tiết trong bản cáo trạng và khai nhận nguyên nhân hành hung bà Chúc và bà Kém chỉ vì được bị cáo Định “tâm sự” về chuyện mâu thuẫn. Tuy nhiên bị cáo Định không thừa nhận mình là người chủ mưu trong vụ việc gây thương tích cho bà Kém và bà Chúc. Bị cáo Định cho rằng mình chỉ “tâm sự với Thủy là có mâu thuẫn với bà Chúc chứ không phải là người chủ mưu” chứ không hề dính líu đến vụ việc gây thương tích cho bà Chúc và bà Kém.


Việc này khó hiểu ở một số điểm: Trước đó, các đối tượng Thủy, Hiền và Quyến không hề quen biết cũng như có mâu thuẫn gì với các bà Chúc và Kém. Vậy tại sao khi vừa nghe lời “tâm sự” của bà Định thì đã hùng hổ đi giải quyết mâu thuẫn giúp bà này?.


Thứ hai, trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ án này, ngày 5/ 11/2014 bị cáo Nguyễn Thị Định cùng đồng phạm là Thủy và một số người khác (trong đó có một người mặc sắc phục công an tự xưng là công an phường Hà Tu, TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã tìm ra nhà riêng của nguyên đơn Trần Thị Chúc để dàn hòa. Trong cuộc nói chuyện này, chính bà Định đã thừa nhận là có mâu thuẫn với bà Minh nên nhờ Thủy tìm cách gặp sư thầy Thích Đàm Minh để nói chuyện.


Vào thời điểm sư thầy Minh “lánh nạn” tại nhà bà Chúc ở Quảng Ninh ( tháng chạp năm 2013), bị cáo Nguyễn Thị Định thường xuyên gọi điện thoại cho bà Minh để đe dọa.


Nhưng tại phiên tòa xét xử thì bị cáo này lại lật ngược rằng mình chỉ có mâu thuẫn với bà Chúc “vì bà Chúc đến chùa gây rối”!?.Trong khi đó, bà Chúc lại là phật tử thường xuyên đóng góp công đức vào chùa Phúc Hưng và được bà con phật tử cũng như các sư thầy quý mến.


Bị sẩy thai, vợ hai bóp chết con vợ ba để trả thù


Thuận Phong



Mời quý độc giả đọc báo qua RSS để có thêm nhiều thông tin hơn.




www.nguoiduatin.vn

Back to TOP