Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Cản trở quyền biểu tình có thể bị tù 7 năm


Tin tức trên Dân trí cho biết, ngày 31/3, UB Tư pháp của Quốc hội họp cho ý kiến về dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi.


Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu gỡ bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh khác, dự thảo bộ luật đề cập chế tài đối với hành vi cản trở công dân biểu tình…


Dự thảo Bộ luật Hình sự đưa ra lần này có điểm mới so với bộ luật hiện hành với quy định tại Điều 164 - Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.


Cản trở quyền biểu tình có thể bị tù 7 năm - Ảnh 1


Người dân Việt Nam mít tinh, tuần hành phản đối hành động sai trái của Trung Quốc


Dự thảo bộ luật nêu rõ, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân (…) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.


Điều 164 này cũng quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; gây hậu quả nghiêm trọng.


Ngoài ra, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.


Ngoài ra, báo Người Lao động cũng thông tin thêm từ cuộc họp, bên cạnh việc xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền biểu tình thì Dự thảo BLHS sửa đổi còn bổ sung tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo.


Xem thêm:








Án tử cho thầy giáo 'mất chất' mua bán 25 bánh heroin

Theo đó, người nào có một trong các hành vi sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo; cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.


Bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm khi phạm các tội: trả thù người khiếu nại, tố cáo; gây hậu quả nghiêm trọng.


Phạt tù từ 3 năm đến 7 năm trong các trường hợp: có tổ chức; gây mất trật tự, an toàn xã hội; làm nạn nhân tự sát; gây hậu quả rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng khác. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.


Một điểm đáng chú ý khác là dự thảo bổ sung quy định về việc không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân trong trường hợp sau khi bị kết án tử hình, người bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất một nửa số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.


Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cho rằng việc quy định không thi hành án tử hình trường hợp nêu trên cần cân nhắc kỹ.


Theo đó, cần phân loại, loại trừ các đối tượng cụ thể, tránh trường hợp người phạm tội ma túy, giết người, xâm phạm an ninh quốc gia có thể dùng tiền để thoát án tử hình.


Một điểm đáng chú ý khác là dự thảo bổ sung quy định về việc không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân trong trường hợp sau khi bị kết án tử hình, người bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất một nửa số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.


Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cho rằng việc quy định không thi hành án tử hình trường hợp nêu trên cần cân nhắc kỹ.


Theo đó, cần phân loại, loại trừ các đối tượng cụ thể, tránh trường hợp người phạm tội ma túy, giết người, xâm phạm an ninh quốc gia có thể dùng tiền để thoát án tử hình.


An Dương





www.nguoiduatin.vn

Back to TOP