Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Phi hình sự hóa kinh doanh trái phép: Luật quá “mở” sẽ tạo tội phạm


Luật sư cho rằng, theo khoản 1, Điều 168 – BLHS 1999 quy định về tội kinh doanh trái phép: “Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép hoặc có hành vi khác trái với quy định của Nhà nước về kinh doanh công thương nghiệp, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Tại khoản 2, Điều này quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 đến 7 năm: Lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Mạo nhận một tổ chức không có thật; Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn”.


Đối chiếu quy định trên với luật Doanh nghiệp thì có sự “vênh” nhau. Bởi, theo tinh thần của luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được kinh doanh những gì pháp luật không cấm (đúng đăng ký, chủng loại và các loại hàng được phép lưu thông...). Thế nên, không thể buộc tội kinh doanh trái phép với hành vi kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký như BLHS hiện hành. Vì thế, việc đề xuất phi hình sự hoá tội kinh doanh trái phép trong BLHS sửa đổi là góp phần làm an tâm cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế.


Phi hình sự hóa kinh doanh trái phép: Luật quá “mở” sẽ tạo tội phạm - Ảnh 1


Các đối tượng tại công ty HGI bị bắt để điều tra hành vi kinh doanh vàng trái phép.


Thời gian qua, chúng ta xử lý hình sự hành vi kinh doanh trái phép có vẻ hơi tràn lan. Có những vụ án kinh tế được phanh phui, chúng ta “kết hợp” xử lý luôn tội kinh doanh trái phép và như vậy là gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc đề xuất phi hình sự hoá tội kinh doanh trái phép cũng có cơ sở. Thế nhưng, theo quan điểm của tôi, kinh doanh trái phép cần phải được phân loại. Theo đó, với mức độ, hoạt động nào thì xử lý hành chính, kinh tế, mức độ nào xử lý hình sự.


Việc hình sự hoá nên áp dụng với những hoạt động kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu phi hình sự hóa đối với một số hành vi phạm tội như cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), tội kinh doanh trái phép (Điều 159), tội làm tem giả, vé giả (Điều 164)... trong BLHS sửa đổi có thể sẽ không đảm bảo cho sự ổn định kinh doanh trong xã hội. Thế nên, tôi không nhất trí việc phi hình sự mà có hình sự hoá nhưng hạn chế đi.


Video xem thêm:


Hà Nội: Kết luận điều tra công ty VGX kinh doanh trái phép


Thực tế, thời gian vừa qua có những vụ án gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng, gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách Nhà nước nếu không xử lý hình sự thì làm gì có sự răn đe. Phạt tiền với nhiều cá nhân mang lại hiệu quả nhưng với lãnh đạo doanh nghiệp, mức xử phạt hành chính và phạt tiền sẽ chẳng hề hấn gì. Khi sửa đổi luật, chúng ta cũng phải tính đến những trường hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật gây lũng đoạn nền kinh tế, các nhóm lợi ích cấu kết vi phạm, phạm tội có tổ chức.


H.Lan – A.Văn – Đ.Thơm





www.nguoiduatin.vn

Back to TOP