Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Các phương pháp chọn lọc và phân tích từ khóa hiệu quả

SEO giờ đây là một phần không thể thiếu trong việc quảng cáo hình ảnh sản phẩm cho các doanh nghiệp. Việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới tay người dùng là một điều hết sức quan trọng. Vậy làm thế nào để biết được người dùng muốn tìm kiếm điều gì để từ đó chúng ta cung cấp được cho họ. Sau đây là một trong những quy trình đầu tiên trong SEO giúp cho bạn nắm bắt được nhu cầu người dùng.

Từ khóa là gì?


Từ khóa là những gì mà người dùng gõ, nhập vào ô tìm kiếm trên google. Nó có thể bao gồm một từ hoặc cụm từ . Mỗi người người dùng sẽ có cách tìm kiếm khác nhau , chính vì điều này mà ta cần phải tìm ra những từ khóa mà người dùng tìm kiếm nhiều nhất để làm.




VD: Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa như “ khóa học SEO”, “ lớp dạy SEO “, “ trung tâm dạy SEO uy tín”…. Thì bộ máy tìm kiếm sẽ sử dụng các từ khóa mà người dùng gõ vào để tìm ra những trang web có liên quan đến từ khóa. Từ đó sẽ sắp xếp chúng theo mức độ liên quan và độ uy tín của website đó và xếp hạng. Đây được gọi là thuật toán mà bộ máy tìm kiếm sử dụng.

Trước khi đọc tiếp bài viết này bạn hãy trả lời câu hỏi sau?


“Bạn muốn có một nghàn khách hàng truy cập vào website với chỉ một từ khóa?” hay “Bạn muốn một ngàn khách hàng truy cập qua một ngàn từ khóa?”.


Nếu thấy khó trả lời thì cũng không sao, có rất nhiều người giống bạn. Hiện giới SEO vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này. Rất nhiều lần tôi được hỏi “ Đạt được vị trí cao (Một trong top 3) với một từ khóa phổ thông, có nhiều người tìm kiếm tốt hay đạt được thứ hạng cao với nhiều cụm từ khóa nhưng có ít người tìm kiếm hơn sẽ tốt hơn.


Câu trả lời là: Phụ thuộc vào nội dung và mục tiêu của bạn. Một số site có thể được miêu tả dưới cả trăm cụm từ khóa khác nhau, một số site lại chứa có đến 5 hay 10 cụm từ khóa thích hợp nhất.

Một từ khóa mà nhiều người tìm kiếm nhất chắc chắn bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để tối ưu website của bạn thì mới có được thứ hạng cao. Nếu bạn là một người mới thì việc tập trung vào các từ khóa ít cạnh tranh sẽ đem lại cho bạn nhiều thuận lợi hơn. Thành công với những từ khóa ít cạnh tranh hơn sẽ giúp cho bạn có thêm niềm tin để phát triển thêm những từ khóa ngắn, cạnh tranh lớn và nhiều người tìm kiếm hơn.


Trong bài viết này tôi sẽ chủ yếu giới thiệu về “long tail keyword – những từ khóa dài” để hướng đến mục tiêu cạnh tranh ít nhưng sẽ là những từ khóa rất tốt cho site của bạn và đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng với các từ khóa này. Tôi cũng có một ví dụ đi kèm về một website mà tôi đang phát triển. Một site đạt mức bình thường về giao diện, mức độ tối ưu, nội dung, và cách trình bày.


Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn


Hãy đặt các câu hỏi như:



  • Website của bạn bán gì?

  • Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn?

  • Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?

  • Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.




Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì?

Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?


Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.


Một ví dụ để bạn thấy rõ hơn theo bạn từ khóa nào sẽ phổ thông nhất trong các từ khóa này:

thành lập công ty”, “ thành lập công ty giá rẻ “, “ thành lập công ty trọn gói “

Tra 2 từ “ thành lập công ty” và “ thành lập công ty giá rẻ” bạn sẽ thấy vanphongluatvns đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó khi đây là một trong những từ khóa hot trong ngành Luật. Thay vì cứ lao vào làm từ khóa ngắn này mình sẽ làm các từ khóa dài mở rộng như “ thành lập công ty trọn gói, thành lập công ty ở đâu uy tín” và bạn đặt mục tiêu là top 1 cho công ty luật của bạn.


Ở đây bạn phải hiểu đối tượng thành lập công ty là ai ? và quá trình tìm kiếm của họ phần lớn sẽ là các doanh nghiệp đang muốn phát triển công ty mạnh hơn. Việc bạn làm các từ khóa dài bổ sung cho từ khóa chính thì khi người dùng tìm kiếm bất kì từ nào liên quan đến từ khóa chính của bạn đang đứng top. Chắc chắn một điều là họ sẽ gọi điện cho bạn.


Ví dụ khác: Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như “SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”, … và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các bài viết, chỉ dẫn.


Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa


Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.




Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.

Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.


Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như ISEO, SEO Studio. Bạn có thể tìm trên mạng các bản free hoặc dùng thử để check cũng khá là hiệu quả.


Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc làm này sẽ giúp cho bạn biết được những khách hàng họ đang muốn tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ thông qua những từ khóa nào để từ đó mình sẽ tập trung vào.


Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. Thông thường khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên khi người dùng tìm kiếm. Đây là cách lựa chọn từ khóa dựa vào đối thủ khá là ok.


Suggestion Search của Google Toolbar: Dựa vào những từ khóa gợi ý mà google cho là nhiều người dùng tìm kiếm nhất ta cũng sẽ có được bộ từ khóa cần làm.


Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).


Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO


Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.


Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:


“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh. VD: “thoi trang nam”, “thời trang nam”.

Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này. VD: Allinanchor:”thời trang nữ”, Allinanchor:“thoi trang nu”.

Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title. VD: Allintitle:”thoi trang thu dong”, Allintitle:“thời trang thu đông”.


Dưới đây là thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp:



  • “keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh cao

  • Allinanchor:“keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh 20.000 => Mức độ cạnh tranh cao

  • Allintitle:“keyword”: Kết quả trên Google > 100.000 => Mức độ cạnh tranh 20.000 => Mức độ cạnh tranh cao




Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.

Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink, kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.


Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle. Khi tìm Allinanchortext:”thời trang nam” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 4.550.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.


Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển


Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.




Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website về luật thì từ khóa chính là: “thành lập công ty”, “thành lập doanh nghiệp”, “tư vấn đầu tư”, “công bố mỹ phẩm”……

Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là “ thành lập công ty giá rẻ”, “ thành lập công ty trọng gói”, “ thành lập doanh nghiệp giá rẻ”…


Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn


Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.


Ví dụ cho một cửa hàng ăn uống ở Hà Nội:


Ở đây tôi lấy ví dụ là các món ăn ngon, bạn có thể tìm một đặc điểm hay đặc tính của sản phẩm của bạn để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.


Bước 7: Tạo keyword map


Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.




Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.

Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.


Trong bài viết này tôi đã giới thiệu các bước cơ bản nhất để xác định được các cum từ khóa dài tốt. Chúc các bạn lên được một bộ từ khóa hiệu quả cho website của bạn.




Thủ thuật Seo - Seo tips Các phương pháp chọn lọc và phân tích từ khóa hiệu quả

Back to TOP